Các xoang bị viêm sưng lên, chảy nước mũi vàng hoặc hơi xanh, tắc nghẽn mũi, đau sưng vùng mũi, đau nhức ở hàm trên hoặc răng, giảm cảm giác mùi, ho nặng hơn vào ban đêm...

Nguyên nhân

Các nguyên nhâ thường gặp của viêm xoang mạn tính bao gồm:
- Các khối u, polyp, những mô phát triển,... có thể ngăn chặn các đoạn mũi, hoặc xoang làm cản trở các chất nhờn thoát ra bình thường.
- Lệch vách ngăn mũi, vách ngăn giữa các lỗ mũi bị vẹo
- Chấn thương vùng mặt, xương mặt bị gãy hoặc vỡ, có thể gây cản trở đoạn xoang
- Phản ứng dị ứng
- Các biến chứng của bệnh xơ nang, trào ngược dạ dày thực quản, HIV, các bệnh hệ thống miễn dịch khác có thể dẫn đến tắc nghẽn mũi
- Nhiễm trùng đường hô hấp, có thể do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm

Triệu chứng của viêm xoang mạn tính

Khi bị viêm xoang, các màng nhày của mũi xoang, họng  sưng lên, cản trở các lỗ xương và ngăn chất nhờn thoát ra bình thường. Ngoài ra, xoang bị viêm tạo ra một môi trường ẩm ướt, dịch trong xoang không thể thoát ra, khiến cho tình trạng viêm kéo dài, hay tái phát.

 
Các triệu chứng chính có thể gặp:
- Thoát dịch màu vàng hoặc hơi xanh từ mũi hoặc xuống phía sau cổ họng
- Cản trở hoặc tắc nghẽn mũi, gây khó thở, thậm chí không thở được bằng mũi
- Đau và sưng vùng má, mũi, quanh mắt, thậm chí lan cả lên trán
- Đau nhức ở hàm trên và răng
- Giảm cảm giác mùi và vị giác
- Ho dai dẳng, có thể nặng hơn về ban đêm

Các triệu chứng khác có thể gặp:
- Đau tai, viêm họng, buồn nôn
- Mệt mỏi, hay khó chịu, ăn uống kém, mất ngủ
Có thể có nhiều đợt viêm xoang cấp tính kéo dài ít hơn bốn tuần trước khi phát triển thành viêm xoang mạn tính.

Điều trị

- Mục tiêu của điều trị viêm xoang mạn tính là:
+ Giảm viêm xoang
+ Giữ mũi thông thoáng
+ Loại bỏ các nguyên nhân
+ Giảm số lượng các đợt viêm xoang
+ Điều trị giảm triệu chứng

- Điều trị bằng thuốc:
Cơ bản các thuốc điều trị viêm xoang mạn tính cũng tương tự như điều trị viêm xoang cấp. Các loại thuốc có thể dùng là:
+ Thuốc kháng histamine (chlorpheniramin, promethazin, loratadine,... ): Các loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Do vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi.
+ Thuốc Corticoid (dạng xịt, dạng uống): Các thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh, cải thiện nhanh triệu chứng viêm, nghẹt mũi, sổ mũi. Tuy nhiên, thuốc có khá nhiều tác dụng phụ, nên phải hết sức thận trọng khi sử dụng, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và phải có sự chỉ định của bác sĩ.
+ Thuốc co mạch giúp thông mũi: Thường dùng là xylometazolin. Thuốc khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng có tác dụng phụ. Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng nhờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn dẫn tới viêm mũi mạn tính.

Trong 1 số loại thuốc xịt hiện nay chứa 3 thành phần gồm Xylometazolin (giúp co mạch, hết ngạt mũi), Dexamethazone (giúp chống viêm, hết ngạt mũi, sổ mũi) và Neomycin sulfat (kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ) như thuốc Hadocort D cho hiệu quả khá cao trong điều trị các triệu chứng của bệnh viêm xoang khi kết hợp với các thuốc điều trị khác.

+ Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thường dùng nhóm paracetamol hoặc ibuprofen, sử dụng khi có đau đầu, đau nhức xoang kèm theo sốt hoặc không.
+ Thuốc súc rửa mũi: Dùng dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9% cho vào lọ nhựa sạch, rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều, tối.
+ Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng, bệnh bị tái phát hoặc kéo dài dai dẳng thì việc sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết. Việc dùng thuốc kháng sinh phải đúng và đủ liều, dùng liều cao ngay từ đầu, tránh tình trạng kháng thuốc.
+ Thuốc kháng nấm: Khi viêm xoang do nhiễm nấm, cần sử dụng thuốc kháng nấm. Liều dùng, thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm nấm và tốc độ đáp ứng của bệnh.

- Điều trị bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật:
Trong viêm xoang mạn tính, dịch ứ đọng nhiều ở các xoang, đây là lý do viêm xoang rất khó điều trị dứt điểm. Điều trị nội khoa không giải quyết được tình trạng ứ dịch, cũng không điều trị được một số tác nhân gây bệnh. Vì vậy, trong viêm xoang mạn tính, sau khi điều trị nội khoa ổn định, thường phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
+ Thủ thuật Proetz súc rửa xoang: Đây là cách rửa xoang, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm không gây đau hoặc chảy máu, không cần dụng cụ y khoa như kìm, kéo… phù hợp với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ.
+ Phẫu thuật: Hiện nay chủ yếu áp dụng phẫu thuật nội soi nạo xoang, hoặc hút rửa mũi xoang qua đường miệng. Biện pháp này khá đơn gian, thực hiện nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao.
+ Phẫu thuật cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn để điều trị các tác nhân gây viêm (nếu có). Trường hợp viêm xoang do răng, cần phải nhổ răng gây bệnh.

 

Phòng ngừa bệnh viêm xoang:

Để phòng ngừa bệnh viêm xoang mạn tính, cần lưu ý một số biện pháp sau:
- Đeo khẩu trang khi đi ra đường
- Tránh khói bụi, khói thuốc, lông gia súc, gia cầm
- Tránh hít trực tiếp nguồn không khí lạnh hoặc khô
- Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước muối biển.
- Tránh stress
- Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Điều trị sớm và dứt điểm tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên
- Khi đã bị viêm xoang, cần điều trị sớm, triệt để. Tránh tình trạng bệnh diễn biến kéo dài, chuyển thành viêm xoang mạn.
Ths.Bs Vũ Văn Lực

Viêm xoang