Nguyên nhân bệnh lý bàn chân ở người bị đái tháo đường

Những tổn thương ở bàn chân là hậu quả của nhiều nguyên nhân dẫn đến như tổn thương mạch máu, tổn thương đa dây thần kinh, do chấn thương và nhiễm trùng, những nguyên nhân này, có thể phối hợp cùng lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau. Vì vậy, 3 yếu tố chính gây bệnh lý bàn chân là do tổn thương thần kinh, mạch máu và nhiễm trùng luôn kết hợp với nhau chặt chẽ. Ngoài ra, cũng có trường hợp bệnh nhân bị tổn thương thần kinh ngoại vi và bệnh lý mạch máu cũng có thể bắt gặp độc lập.
 

Nhận diện tổn thương bàn chân ở bệnh đái tháo đường

 Biến đổi ngoài da: Da bị khô, nứt nẻ hoặc bong da, nguyên nhân chính là do dây thần kinh chỉ huy các hoạt động làm ấm da đã bị tổn thương.

Chai chân: nguyên nhân dẫn đến chai chân là do chịu áp lực ở gan bàn chân ở các bệnh nhân ĐTĐ. Chủ yếu người bệnh chủ quan dẫn đến bị nứt, loét rồi trở thành ổ nhiễm trùng.

Biến dạng bàn chân: Bàn chân bị mất cảm giác là do biến chứng thần kinh, nhất là mỗi lần đứng lên người bệnh không thể điểu chỉnh bàn chân theo ý mình, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp. Nếu không chữa kịp thời, sẽ dẫn đến hậu quả bàn chân sẽ bị biến dạng và rất dễ bị loét tại các chỗ phải chịu áp lực cao.

Loét chân: hay xảy ra ở ngón cái và ở mu bàn chân, thường là do đi giày dép chật. Các vết loét thường bắt đầu là phồng da hoặc những vết xước rất nhỏ nhưng do chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên dẫn đến nhiễm trùng, sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt lọc đều thường không có kết quả.

Cắt cụt chân: 


Khác với người bình thường, vết loét chân ở bệnh nhân ĐTĐ rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu,  do vùng tổn thương không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy, vừa không có đủ các tế bào máu như bạch cầu đến để tấn công vi khuẩn và các tế bào chết cũng không được dọn dẹp kịp thời. Mặt khác, đường máu cao sẽ ức chế các hoạt động của bạch cầu, làm giảm hiệu quả của các phản ứng viêm chống nhiễm khuẩn. Do vậy, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng và khó liền, khi đó bắt buộc phải cắt cụt. Điều đặc biệt là các động mạch có thể bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng chân hoặc cao hơn như ở đùi nên một số trường hợp tuy chỉ có nhiễm trùng bàn chân nhưng lại cần cắt cụt đến trên đầu gối.

Cắt cụt chi là hậu quả của một hoặc nhiều yếu tố tham dự, trong đó, 84% là do loét, 55% do hoại tử và 81% do chấn thương nhỏ. Ngoài ra, còn do đi giày dép chật hoặc mới gây chợt da, loét, nhiễm trùng hoại tử cũng dẫn tới cắt cụt chi. Với bệnh ĐTĐ, khi phải cắt cụt chi thì chi phí điều trị sẽ rất cao, thời gian nằm viện thường kéo dài, nhưng không phải cứ cắt cụt chi là xong, mà vết thương sau phẫu thuật rất khó lành cộng với những hậu quả của biến chứng đái tháo đường tiếp theo có thể khiến phải cắt cụt ở những vị trí cao dần lên. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 61% người bệnh còn sống sau 03 năm kể từ lần phẫu thuật đầu tiên.

Phòng và điều trị bệnh lý bàn chân và ngăn ngừa cắt cụt chi

Để phòng chống biến chứng đái tháo đường, đặc biệt là biến chứng nặng phải cắt cụt, gây tàn phế, thì việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là cần thiết. Do đó, việc đầu tiên và xuyên suốt cuộc đời là cần phải theo dõi sức khỏe và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh điều trị bệnh căn nguyên là đái tháo đường, chúng ta không được quên việc điều trị những biến chứng sớm của bệnh này là những tổn thương dây thần kinh ngoại vi với biểu hiện sớm là tê bì chân tay.

Tốt nhất nên bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho việc phục hồi và nuôi dưỡng các dây thần kinh bị tổn thương có từ trong thiên nhiên như vitamin nhóm B như B1,B2,B6. Đây là những hoạt chất được chứng minh lâm sàng và các nghiên cứu khoa học là có tác dụng giúp giảm đau trong dây thần kinh, chống rối lọan thần kinh ngoại vi, tăng khả năng sản sinh tế bào thần kinh.

Đồng thời nên bổ sung à cơ kết hợp bổ sung thêm bạch quả Ginkgo biloba có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ dây thần kinh và Cao blueberry ngăn ngừa sự gia tăng các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh. 

 

Để được tư vấn thêm về phương pháp điều trị chứng tê bì chân tay, hãy gọi (04).39.978.898 - 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn (Miễn Phí)"Để tê bì chân tay không còn là trở ngại"

Đái tháo đường