Mọi bắp cơ đều có thể bị chuột rút, nhưng hay gặp nhất là cẳng chân, đùi, bàn tay, cánh tay, bàn chân. Trong nhiều trường hợp, chuột rút gây nguy hiểm đến tính mạng như đang bơi dưới nước, đang lái xe, đang đứng gần những vị trí nguy hiểm.
 

Nguyên nhân

- Nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút là tình trạng không cung cấp đủ oxy cho hoạt động của cơ, dẫn đến năng lượng cung cấp cho vận cơ là glucose sẽ chuyển hóa theo con đường yếm khí, sinh ra acid lactic, gây đau cơ
- Nguyên nhân thứ hai có thể gây chuột rút là tình trạng rối loạn điện giải, như hạ canxi máu, hạ kali máu, hạ magie máu, mất nước, mất muối,...
- Ở phụ nữ, hành kinh có thể gây ra chuột rút, gây đau vùng bụng lan ra thắt lưng. Trường hợp này còn gọi là đau bụng kinh.
- Phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút, nhất là vào ban đêm. Nguyên nhân có thể do chèn ép hoặc thiếu canxi.
- Sử dụng một số thuốc cũng dễ bị chuột rút, như thuốc lợi tiểu hạ kali, prednisolon, thuốc hạ mỡ máu,...
- Mắc bệnh tiểu đường, Parkinson, hạ đường máu, thiếu máu, tăng huyết áp, suy thận, giãn tĩnh mạch chi dưới,...  đều dễ bị chuột rút

Hậu quả

- Chuột rút chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp, vận động nhẹ nhàng tình trạng đau sẽ tự hết. Nói chung chuột rút không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Chuột rút vào ban đêm gây mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm
- Chuột rút thường xuyên làm ảnh hưởng đến làm việc, học tập
- Vận động viên thể thao, chuột rút làm giảm khả năng luyện tập, ảnh hưởng đến thành tích thi đấu
- Trường hợp chuột rút khi đang bơi lội, đang đi xe, đang đứng ở những vị trí nguy hiểm (làm việc trên cao, gần khu vực đang cháy, dây điện,....) có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp đã bị chết đuối do bị chuột rút khi đang bơi.

Chuột rút chân vào ban đêm


Chuột rút chân vào ban đêm là tình trạng co cơ xảy ra ở cơ bắp chân, cơ bàn chân trong lúc ngủ hay khi đang nằm nghỉ. Biểu hiện có thể là cẳng chân đau nhức, co cứng với các ngón chân quặp xuống.

Chuột rút chân vào ban đêm có thể xảy ra thoáng qua trong vài giây hoặc vài phút, nhưng tình trạng đau cơ kéo dài hơn. Thường gặp ở người cao tuổi, nhưng cũng có thể gặp với bất cứ tuổi nào.

Nguyên nhân gây ra chuột rút chân ban đem còn chưa được rõ, có thể do thiếu một số khoáng chất, như thiếu canxi, magie, kali, natri, hoặc mất nước,... Một số trường hợp do ít vận động thể lực, nằm bất động quá lâu, hay dùng một số thuốc.

Cần thận trọng với các trường hợp chuột rút thường xuyên, kéo dài đặc biệt xảy ra vào ban đêm. Đây có thể là dấu hiệu của thiếu máu chi dưới, bệnh viêm tắc động mạch chi mạn tính. Cần phải đến cơ sở y tế khám và điều trị, tránh nguy cơ cắt cụt chi.

Điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây ra chuột rút mà phương pháp điều trị khác nhau. Các biện pháp điều trị bao gồm:
- Nếu chuột rút do nguyên nhân thiếu oxi, chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau, hít sâu thở mạch, tình trạng chuột rút sẽ cải thiện.
- Do thiếu muối nước, điều trị bằng uống nhiều nước, ăn thêm muối và nghỉ ngơi
- Chuột rút gây co cứng cơ bắp, được chữa bằng cách xoa bóp nhẹ lên chỗ đau, chườm nóng hoặc chườm lạnh. Việc chườm nóng làm tăng tuần hoàn, tăng lưu thông mau tại vị trí đau, tuy nhiên một số trường hợp cảm thấy chườm nóng làm đau hơn là chườm lạnh.
- Chuột rút do kinh nguyệt (đau bụng kinh) có thể uống thuốc giảm đau như ibuprofen. Tình trạng lặp lại có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, có thể uống dự phòng.
- Trường hợp chuột rút thường xuyên, kéo dài, hay xảy ra vào ban đêm do thiếu máu chi dưới, nên sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần giúp tăng tuần hoàn như Ginkgo Biloba.
- Trong tất cả các trường hợp, để cải thiện tình trạng đau, co cứng cơ, tê bì do chuột rút, có thể sử dụng các sản phẩm có chứa các vitamin nhóm B, đặc biệt là tiền vitamin B1, các sản phẩm có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7, và đa dạng các dưỡng chất magie, kẽm, mangan, đồng,...
Phòng ngừa
- Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt chế độ ăn nhiều canxi, vitamin D3, MK7,...
- Uống nhiều nước và muối khoáng, nhất là những người hoạt động thể lực nhiều, ra nhiều mồ hôi. Ngày uống ít nhất 2,5 lít nước, tốt nhất là các loại nước có các chất khoáng.
- Trước khi thi đấu hoặc luyện tập thể thao, phải có thời gian khởi động
- Những người do đặc thù công việc, ít hoạt động thể lực, nên dành ra mỗi ngày khoảng 60 để tập thể dục, thể thao
- Những người đang mắc bệnh mạn tính, cần khám và điều trị thường xuyên, tránh biến chứng chuột rút
- Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, vitamin D3, MK7, magie, kẽm, mangan, đồng,... các thành phần giúp tăng tuần hoàn Ginkgo Biloba, thành phần giúp chống lão hóa Blueberry.
- Đối với phụ nữ, tình trạng chuột rút lặp đi lặp lại, liên quan đến kỳ kinh, có thể uống thuốc giảm đau dự phòng. Ngoài ra, nên bổ sung thêm sản phẩm chứa sắt, acid folic,....

Để được bác sĩ tư vấn trực tiếp về chứng chuột rút, bạn đọc vui lòng gọi 19001259 ( giờ hành chính ). 

 
Ths.Bs Vũ Văn Lực

Chuột rút