Rất nhiều phụ nữ gặp tình trạng huyết trắng ra nhiều sau khi đặt vòng và băn khoăn, lo lắng không biết tại sao lại như vậy, huyết trắng ra sau khi đặt vòng có gây ảnh hưởng gì không?

Vòng tránh thai hoạt động như thế nào?

Đặt vòng là một trong rất nhiều phương pháp tránh thai được phụ nữ tin tưởng lựa chọn bởi vừa tiết kiệm chi phí lại mang lại hiệu quả cao. Là một dụng cụ nhỏ làm bằng nhựa, thường có hình chữ T, vòng tránh thai được đặt vào lòng tử cung tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài nhiều năm. Một số loại vòng tránh thai có thể phủ thêm đồng bên ngoài để làm tăng hoạt tính.

 
vòng tránh thai

Khi được đưa vào lòng tử cung, vòng tránh thai sẽ làm thay đổi môi trường của nội mạc tử cung, từ đó, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và ngăn trứng làm tổ trong tử cung, phát triển thành bào thai.

Để tránh bị viêm nhiễm cũng như đảm bảo bạn không nằm trong trường hợp không được đặt vòng, trước khi làm thủ thuật này, các bác sỹ sẽ khám thật cẩn thận cho bạn. Thủ thuật đặt vòng nếu không được thao tác đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào sâu bên trong, gây nhiễm trùng vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến vô sinh sau này.

Nếu bạn đang bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh lý phụ khoa nào đó, chắc chắn các bác sỹ sẽ yêu cầu bạn điều trị hết bệnh rồi mới được tiến hành đặt vòng tránh thai.

Huyết trắng ra nhiều sau khi đặt vòng

Trên thực tế, ngoài tác dụng chính là tránh thai, sau khi đặt vòng, phụ nữ có thể sẽ gặpphải một số tác dụng phụ như: kinh nguyệt bất thường (chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, rút ngắn hoặc rong kinh, mất kinh), thai ngoài tử cung, bụng dưới chướng đau, đau mỏi vùng thắt lưng, … Và huyết trắng ra nhiều cũng nằm trong tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai. Điều này khiến hầu hết phụ nữ lo lắng và không biết xử lý thế nào.

Trước tiên, huyết trắng là gì, bạn đã biết chưa? Huyết trắng chính là dịch tiết từ đường sinh dục, huyết trắng giúp âm đạo được bôi trơn, luôn có độ ẩm đạu chuẩn, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi sinh sống, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh và hỗ trợ đắc lực cho việc thụ thai. Huyết trắng xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau như tuổi dậy thì, lúc rụng trứng, sắp tới kỳ kinh, tuổi mãn kinh.

Huyết trắng tốt được xem như sức khỏe người phụ nữ ổn định. Huyết trắng bình thường sẽ có màu trắng trong, hơi dai như lòng trắng trứng gà và có mùi hơi tanh.

 
Huyết trắng ra nhiều sau khi đặt vòng tránh thai được cho là do sự phản ứng của tử cung khi nhận thấy có vật lạ, đặc biệt nhận thấy rõ với vòng tránh thai mang sợi đuôi. Nếu thấy huyết trắng ra nhiều song không có mùi hôi hay màu lạ, không gây ngứa và không kèm đau bụng thì chị em có thể yên tâm, không nên quá lo lắng. Để hạn chế huyết trắng ra nhiều, chị em cần giữ vệ sinh thật tốt, thường xuyên thay quần lót, giặt và phơi dưới ánh nắng mặt trời, đồng thời nên dùng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp song chú ý không thụt rửa âm đạo.

Còn trường hợp huyết trắng ra nhiều gây ngứa, có mùi hôi và màu lạ như màu xám, màu trắng đục vón cục, màu vàng xanh, màu xám,… hoặc kèm theo đau bụng thì chị em cần đi khám phụ khoa ngay để được kiểm tra lại vòng cũng như có hướng điều trị. Trong trường hợp này, huyết trắng ra nhiều và có những dấu hiệu bất thường có thể do các tác nhân gây viêm nhiễm như: tạp khuẩn, trùng roi, nấm,…

Việc sử dụng và tuân thủ kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sỹ để điều trị huyết trắng bất thường là điều cần thiết tuy nhiên trong quá trình điều trị bằng kháng sinh tây y, ngoài tác dụng chính là diệt tác nhân gây bệnh, kháng sinh tây y cũng có thêm tác dụng phụ là diệt cả vi khuẩn có lợi. Điều này hoàn toàn khác với kháng sinh thực vật bởi chúng có cơ chế bảo diệt vi khuẩn có hại mà vẫn bảo toàn vi khuẩn có lợi. Kháng sinh thực vật tham gia tích cực trong việc hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa phải kể tới Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây kí ninh. Chúng vừa hỗ trợ kháng sinh tây y diệt tác nhân gây bệnh, kiểm soát dịch âm đạo vừa tăng cường khả năng chống viêm, làm lành tổn thương do viêm và ngăn ngừa biến chứng,… Vì vậy, kết hợp đông – tây y sẽ là cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả, mặt khác, kháng sinh thực vật còn khác với kháng sinh tây y ở điểm không kháng thuốc, nhờn thuốc.

Đồng thời, một điểm mà người bệnh thường không chú ý tới khiến bệnh lâu khỏi và dễ tái phát là mất môi trường âm đạo, có thể bị xáo trộn do viêm nhiễm trước đó hoặc do dùng kháng sinh tây y. Để khắc phục điều này, người bệnh nên bổ sung thêm lợi khuẩn  như chế phẩm Immune Gamma  để kích thích cơ thể tự sản sinh ra lợi khuẩn.

Ngoài ra, việc đảm bảo "cô bé" được vệ sinh cẩn thận là điều cần phải chú ý. Thay vì việc sử dụng muối hoặc các dung dịch có tính sát khuẩn mạnh càng làm mất độ pH âm đạo thì người bện nên sử dụng những loại vệ sinh có độ PH cân bằng = (4 – 6), thành phần Nano bạc (diệt vi khuẩn có hại mà vẫn bảo toàn vi khuẩn có lợi) và thành phần tạo mùi thảo dược.
 

Phụ khoa