Loãng xương ở phụ nữ

Ở phụ nữ trên 45 tuổi, loãng xương chiếm một số lượng lớn số ngày nằm viện, nhiều hơn tất cả các bệnh khác, bao gồm đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú. Theo khảo sát, sau 50 tuổi cứ 3 phụ nữ sẽ có 1 là nạn nhân bị gãy xương do loãng xương trong quãng đời còn lại. Tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trong độ tuổi 50-59 mới chỉ là 10%, và nhanh chóng tăng lên theo  độ tuổi và đạt tới 70% ở phụ nữ trên 80 tuổi.

Loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh là một thể đặc biệt. Phụ nữ sau mãn kinh từ 5-10 năm thường hay bị mất nhiều xương ở cột sống. Khi sự mất xương vượt quá ngưỡng 11% thì sẽ xảy ra lún xẹp các cột sống, đặc biệt là cột sống vùng thắt lưng. Biểu hiện thường gặp là giảm chiều cao, gù lưng, đau cột sống, đau thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa. Ở giai đoạn muộn, mất xương diễn ra ở cả các xương dài. Khi đó phụ nữ dễ bị gãy cổ xương đùi hoặc gẫy các xương dài khác.
Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới

Tại sao phụ nữ lại dễ bị loãng xương hơn nam giới?

Thứ nhất, phụ nữ có tiền sử gia đình có bà hoặc mẹ bị loãng xương, dễ bị loãng xương vì thừa hưởng một bản sao bộ xương yếu ớt dễ gãy.

Thứ hai, nữ giới có kích thước bộ xương nhỏ, khối lượng xương đỉnh thấp hơn và có lối sống tĩnh tại hơn nam giới. Chế độ dinh dưỡng của họ cũng thường không đầy đủ, đặc biệt là canxi. Tuy nhiên sau khi đạt khối lượng xương đỉnh tối đa vào độ tuổi 20, hàng năm sẽ mất đi từ 1-3% khối lượng xương, diễn ra nhanh hơn từ tuổi mãn kinh và gia tăng nhanh chóng trong 20 năm sau mãn kinh.

Thứ ba, phụ nữ sau khi mãn kinh, buồng trứng ngưng hoạt động. Dẫn tới thiếu hụt Estrogen  nên các tế bào hủy xương hoạt động ngày càng mạnh, khối lượng xương mất đi từ 2 - 4% mỗi năm, trong suốt 10-15 năm đầu sau khi mãn kinh. Những phụ nữ mất kinh trên 12 tháng; mãn kinh, hay mãn kinh sớm trước 45 tuổi, phẫu thuật cắt buồng trứng,… sẽ bị mất xương nhiều hơn và dễ bị loãng xương.

Thứ tư, phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú do cần một lượng canxi rất lớn cho phát triển thai và cho nuôi con bằng sữa mẹ. Những người có từ ba con trở lên dễ bị loãng xương hơn.

Thứ năm, phụ nữ thường hay bị một số bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Chính các bệnh này và các thuốc điều trị bệnh như corticoid là thủ phạm gây nên sự mất xương thái quá.

Phụ nữ rất cần dự phòng loãng xương ngay từ khi còn trẻ

Mục tiêu dự phòng loãng xương là tối đa hóa khối lượng xương đỉnh ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do vậy, cần dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt.

Cần bổ sung Canxi, Vitamin D, MK7, Magiê để giúp quá trình tạo xương hiệu quả hơn. Đồng thời, cần thêm các chất tạo xương khác như đồng, kẽm, Boron, Mangan, Silic, DHA, Quercetin để giúp xương vừa chắc khỏe vừa dẻo dai.

Tránh rượu, thuốc lá, café; Vận động thể lực hợp lý, tập thể dục, aerobic và tập thể dục có tải trọng...

Với phụ nữ sau tuổi 40, để dự phòng loãng xương hiệu quả,cần đồng thời hạn chế quá trình hủy xương, bằng cách bổ sung Estrogen hàng ngày từ thảo dược. Chị em nên lựa chọn EstroG-100 để bổ sung Estrogen bởi tính an toàn, hiệu quả đã được khoa học và thực tiễn chứng minh.

 

Loãng xương