Bệnh khá thường gặp và cũng rất nguy hiểm, nhưng lại khó chẩn đoán vì dễ nhầm với các bệnh khác. Khả năng chẩn đoán và điều trị phụ thuộc vào trang bị của từng cơ sở y tế. Dù có trang thiết bị đầy đủ, song nếu không nghĩ đến thì cũng không chẩn đoán được tắc động mạch phổi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp có tỉ lệ tử vong lên đến 30%.

1. Nguyên nhân gây tắc mạch phổi

Nguyên nhân gây tắc mạch phổi

Tắc động mạch phổi thường phát sinh từ huyết khối có nguồn gốc trong hệ thống tĩnh mạch sâu. Cục máu đông hình thành và phát triển trong tĩnh mạch ở chân, cánh tay thì được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.

 Một số rất ít trường hợp, huyết khối có nguồn gốc tĩnh mạch chậu hông, tĩnh mạch thận, tĩnh mạch chi trên, hoặc các buồng tim bên phải.

Huyết khối ở tĩnh mạch sâu bong ra sẽ di chuyển theo dòng máu đến phổi, khi đi vào phổi, huyết khối lượng lớn có thể dừng tại các nhánh của động mạch phổi chính hoặc nhánh thùy và gây ra sự biến đổi bệnh lý về huyết động học.

Các yếu tố nguy cơ của tắc động mạch phổi bao gồm:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ mắc càng lớn
  • Phụ nữ thừa cân, béo phì
  • Phụ nữ sau sinh
  • Bất động lâu ngày
  • Gãy xương đùi, xương cẳng chẩn
  • Rối loạn đông máu di truyền
  • Sau phẫu thuật
  • Các vấn đề y tế như bệnh tim mạch, có thai, ung thư
  • Tiền sử tắc mạch phổi hoặc có bằng chứng viêm tắc tĩnh mạch chi dưới trong quá khứ hay hiện tại (sưng, nóng, đỏ, đau, mạch mu chân bắt rõ).
  • Hút thuốc lá, béo phì, sử dụng estrogen cũng là yếu tố nguy cơ của tắc động mạch phổi.
  • Ngoài ra một số chất khác có nguy cơ gây tắc động mạch phổi như mỡ tủy xương sau gãy xương, một phần của khối u, bong bóng khí...

2. Triệu chứng của tắc động mạch phổi

Triệu chứng của tắc động mạch phổi

Các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh tắc mạch phổi như:

  • Khó thở: Là triệu chứng xuất hiện sớm và phổ biến nhất, bệnh tiến triển khá nhanh và người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
  • Đau ngực: Đau khi hít thở thật sâu, đây chính là dấu hiệu của bệnh thuyên tắc phổi.
  • Ho ra máu: Kèm với cả dịch nhầy, dấu hiệu này thường ít gặp và nó cũng cảnh báo người bệnh có thể mắc bệnh ung thư phổi. Đây là triệu chứng vô cùng nguy hiểm.
  • Trường hợp bị tắc mạch phổi bị đau tức ngực, ho ra máu thường đi kèm với các triệu chứng tim mạch khác như tim đập nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, tụt huyết áp, sốc…
  • Dấu hiệu đau ngực có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân bị tắc động mạch phổi có thể cảm thấy choáng váng và mất ý thức, da trở nên xanh tái, nôn mửa.

3. Chẩn đoán tắc động mạch phổi

Chẩn đoản đoán tắc động mạch phổi dựa vào các biểu hiện chủ yếu:

Lâm sàng với các biểu hiện: Đau tức ngực, khó thở, da xanh tím, ho ra máu dẫn dịch nhày… ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng choáng váng, hốt hoảng, mất ý thức, thậm chí hôn mê.

Chẩn đoán tắc động mạch phổi

Các xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán cũng như loại trừ tắc động mạch phổi:

  • Xét nghiệm D-dimer: Đây là một sản phẩm phụ của quá trình tiêu sợi huyết nội sinh, nồng độ cao cho thấy sự xuất hiện một huyết khối gần đây, trong khi nếu giá trị thấp (<0,4 μg/mL) thì khả năng không có tắc mạch phổi có độ nhạy cao với giá trị dự đoán âm tính > 95%.
  • Chụp CT mạch máu: Là kỹ thuật hình ảnh được ưu tiên để chẩn đoán tắc mạch phổi cấp tính. Đây là phương pháp cho kết quả nhanh, chính xác, độ nhạy và đặc hiệu cao. Ngoài ra, còn có thể cung cấp thêm thông tin về các bệnh lý phổi khác (ví dụ, chứng minh viêm phổi là nguyên nhân gây ra giảm oxy hay đau ngực kiểu màng phổi nhiều hơn là tắc mạch phổi).
  • Chụp scan thông khí- tưới máu trong tắc mạch phổi phát hiện các khu vực của phổi được thông khí nhưng không tưới máu. Chụp scan thông khí- tưới máu mất nhiều thời gian hơn CT mạch máu và ít đặc hiệu hơn. Tuy nhiên, khi phát hiện X quang phổi bình thường hoặc gần như bình thường và không có bệnh phổi tiềm ẩn nào đáng kể, đây là một xét nghiệm có độ nhạy cao. Chụp scan thông khí- tưới máu đặc biệt hữu ích khi suy thận không sử dụng được chất cản quang để chụp CT mạch máu.
  • Siêu âm tim: Có thể cho thấy cục máu đông ở tâm nhĩ hoặc tâm thất phải, nhưng xét nghiệm này thường được sử dụng để phân tầng nguy cơ trong tắc mạch phổi cấp tính.
  • Siêu âm mạch máu: Đặc biệt là siêu âm tĩnh mạch sâu ở chi dưới, có thể phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu.

4. Sự nguy hiểm của tắc động mạch phổi

Sự nguy hiểm của tắc động mạch phổi

Khoảng 10% trường hợp tắc động mạch phổi tử vong trong vòng vài giờ đầu sau khi phát hiện. Hầu hết các trường hợp tử vong do hậu quả của tắc mạch phổi cấp tính không được chẩn đoán trước khi tử vong. Trên thực tế, ở hầu hết các trường hợp này không được nghi ngờ có tắc mạch phổi.

Các dự đoán tốt nhất để giảm tử vong bao gồm:

  • Cải thiện tần suất chẩn đoán 
  • Nhanh chóng chẩn đoán và điều trị sớm
  • Điều trị dự phòng tốt cho người có nguy cơ cao

Điều trị bằng thuốc chống đông làm giảm tỷ lệ tái phát của tắc động mạch phổi xuống khoảng 5% ở tất cả các trường hợp.

5. Điều trị tắc động mạch phổi

Tắc động mạch phổi là một cấp cứu, vì thế mà phải được chẩn đoán nhanh, điều trị sớm. Tất cả cả các trường hợp nghi ngờ tắc động mạch phổi thì phải nhanh chóng chuyển đến khoa cấp cứu hoặc hồi sức cấp cứu để được xử trí càng sớm càng tốt.

Khi hướng đến chẩn đoán là tắc động mạch phổi thì phải có hành động ngay. Thời gian điều trị cấp cứu được tính bằng phút, càng hành động sớm khả năng cứu sống và hạn chế biến chứng xấu càng cao.

Điều trị tắc động mạch phổi

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị hỗ trợ
  • Thuốc chống đông
  • Đôi khi đặt màng lọc tĩnh mạch chủ dưới
  • Đôi khi giảm nhanh cục máu đông

Đánh giá nhanh:

  • Ở người thiếu oxi máu, cần cung cấp oxi ngay
  • Ở những trường hợp hạ huyết áp do tắc mạch phổi lớn có thể phải dùng ngay dung dịch nước muối 0,9% truyền tĩnh mạch
  • Thuốc co mạch cũng có thể được sử dụng nếu việc bù dịch không nâng được huyết áp

Điều trị chống đông:

  • Thuốc chống đông là thuốc cơ bản trong điều trị
  • Dùng thuốc chống đông ngay lập tức khi có nghi ngờ tắc động mạch phổi, miễn là người bệnh có nguy cơ chảy máu thấp
  • Các biến chứng chính của điều trị chống đông máu là chảy máu, do đó người bệnh nên được theo dõi biến chứng chảy máu trong khi nằm viện.
  • Hầu hết các trường hợp nghi ngờ hoặc được khẳng định tắc động mạch phổi cần phải nằm viện ít nhất 24 – 48h, phải được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
  • Điều trị chống đông duy trì được chỉ định để giảm nguy cơ đông máu hoặc thuyên tắc huyết khối và để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Khi điều trị chống đông máu phải luôn lưu ý đến nguy cơ chảy máu.
Thuốc điều trị chống đông

Các yếu tố nguy cơ chảy máu bao gồm:

  • Tuổi > 65 tuổi
  • Từng bị chảy máu trước đây
  • Giảm tiểu cầu
  • Điều trị chống ngưng tập tiểu cầu
  • Kiểm soát thuốc chống đông máu kém
  • Ngã thường xuyên
  • Suy gan
  • Lạm dụng rượu
  • Phẫu thuật gần đây
  • Đột quỵ trước đó
  • Bệnh tiểu đường
  • Thiếu máu
  • Ung thư
  • Suy thận

Nguy cơ chảy máu thấp được định nghĩa là không có yếu tố nguy cơ chảy máu, nguy cơ chảy máu trung bình được xác định là có một trong nhiều yếu tố nguy cơ và nguy cơ chảy máu cao được định nghĩa là có nhiều hơn hai yếu tố nguy cơ.

Điều trị giảm nhanh tác động của huyết khối:

  • Loại bỏ huyết khối nên được cân nhắc ở người bệnh nhồi máu phổi cấp tính có hạ huyết áp (nhồi máu phổi lớn), khi mà huyết áp tâm thu < 90mmHg kéo dài ít nhất 15 phút, có rối loạn về huyết động.
  • Các biện pháp được áp dụng có thể là liệu pháp tiêu huyết khối qua catheter, liệu pháp tiêu huyết khối toàn thân hoặc phẫu thuật lấy huyết khối.
  • Liệu pháp tiêu sợi huyết phải tuân theo chỉ định và chống chỉ định rất chặt chẽ, tránh biến chứng chảy máu về sau.
  • Phương pháp phẫu thuật chỉ được đặt ra khi mà người bệnh có chống chỉ định liệu pháp tiêu huyết khối.

6. Dự phòng và phát hiện sớm tắc động mạch phổi

Dự phòng tắc động mạch phổi

Để dự phòng và phát hiện tắc động mạch phổi sớm, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra, nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Có ý thức, nhận thức về căn bệnh nguy hiểm chết người này
  • Với các trường hợp có yếu tố nguy cơ, khi có các triệu chứng về hô hấp, nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám và chẩn đoán sớm.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích thích, không hút thuốc lá, ăn nhiều rau quá, uống nhiều nước, hạn chế dầu mỡ phủ tạng động vật, hạn chế chất béo từ động vật.
  • Tập thể dục thường xuyên nhất là đi bộ, không ngồi hay đứng lâu mà không vận động.
  • Với người bệnh có yếu tố nguy cơ cần dùng thuốc chống đông dự phòng bằng heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc kháng vitamin K, hậu phẫu nên cho vận động sớm.
  • Phát hiện và điều trị tốt các bệnh lý tim mạch, bệnh lý viêm tắc hay suy van tĩnh mạch chi dưới.

Tắc động mạch phổi