Câu hỏi: Chào bác sĩ! Tôi năm nay 65 tuổi, bị thoái hóa và thoát vị đĩa đĩa đệm đa tầng cột sống cổ kèm theo phồng đĩa đệm cột sống lưng. Hiện nay, tôi thấy đau và mỏi vùng cổ, thắt lưng nhưng đau tăng lên, có nhiều lúc đau dữ dội khi bị ho, hắt hơi hoặc đi đại tiện và đáng ngại là mức độ đau và tần suất đau có vẻ đang tăng dần. Ngoài ra, tôi thấy tê mỏi vùng tay trái, nhiều khi đau đầu, chóng mặt và khó ngủ nữa. Điều này đã xảy ra vài năm gần đây và tôi đã đi khám và uống thuốc nhưng bệnh chỉ đỡ khi uống thuốc, sau đó bệnh lại tăng lên chứ không khỏi hẳn được. Bác sĩ điều trị có nhắc tôi phải kiên trì điều trị, chứ để lâu có khi còn gây bại liệt nên tôi rất sợ. Xin bác sĩ tư vấn cách chữa tốt nhất bệnh của tôi, xin cảm ơn! <Văn Trung – TP Hồ Chí Minh>
Thoát vị đĩa đệm đa tầng cột sống cổ và phồng đĩa đệm cột sống lưng
Ảnh minh họa
Bác sĩ trả lời:
Chào anh,
Trường hợp của anh, bị thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng, dẫn đến biến chứng là thoát vị đĩa đệm đa tầng cột sống cổ và phồng đĩa đệm cột sống lưng. Hai vị trí này cùng bị thoái hóa là điều rất dễ hiểu bởi chúng thường xảy ra song song.

Vấn đề thứ nhất của anh, đó là thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đa tầng cột sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ, đĩa đệm kèm theo tư thế sai trong sinh hoạt hàng ngày sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống kề nhau bị lệch ra ngoài, nhân nhầy có thể thoát ra bên ngoài bao xơ đĩa đệm, gây chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh xung quanh, kéo theo những cơn đau nhức ở cột sống. Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì sẽ gây đau ở vùng cổ, tương tự khi xảy ra với cột sống lưng.

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là một căn bệnh phức tap hơn nhiều so với thoát vị đĩa đệm. Không chỉ có 1 đĩa đệm bị thoát vị mà có đến từ 2 đĩa đệm trở lên bị thoát vị cùng một lúc trong thoát vị đĩa đệm đa tầng.

Khi bị thoát vị đĩa đệm đa tầng, do nhiều đĩa đệm bị thoát vị cùng một lúc nên sẽ gây chèn ép lên nhiều rễ dây thần kinh  khiến cho người bệnh phải gặp nhiều hơn, nặng hơn các cơn đau và dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, đó là Cơn đau tăng mạnh và gây đau nhức dữ dội, kể cả khi bệnh nhân ho, hắt hơi, đi đại tiện…; Đau lan dọc theo cột sống xuống chân, rễ thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng tê bì, mất cảm giác,rối loạn cảm giác, rối loạn co thắt, teo cơ,  rối loạn phản xạ,… cũng như gây đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,…; Nhân nhầy chèn ép vào tủy sống và phần rễ đuôi ngựa gây đau trầm trọng và có nguy cơ bại liệt hai tay (hoặc chân nếu là thoát vị cột sống lưng), tàn phế vĩnh viễn.

Khi bị thoát vị đĩa đệm đa tầng, không những anh sẽ bị đau nhiều hơn mà có thể biến chứng cũng nhiều hơn, nặng hơn, xảy ra với tốc độ nhanh hơn.

Tiếp theo, là vấn đề phồng đĩa đệm cột sống lưng:

Thoái hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến phồng đĩa đệm.  Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đêm khi đĩa đệm chỉ mới lồi ra sau, về phía vòng sợi bị suy yếu, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và thường ít gây chèn ép thần kinh, nên chưa gây đau đớn nhiều. Nhưng đây là yếu tố cốt yếu để khi gặp điều kiện thuận lợi như vận động sai tư thế, va chạm hoặc chấn thương sẽ chuyển sang thoát vị đĩa đệm.

Cách khắc phục hiệu quả cả hai vấn đề của anh

Trước hết, để khắc phục tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm đa tầng cột sống cổ và phồng đĩa đệm cột sống thắt lưng. Anh cần đi khám và điều trị bằng thuốc giảm đau, chống viêm và giãn cơ theo đơn của bác sĩ. Thông thường, dùng điều trị để giảm đau chỉ kéo dài từ 7-10 ngày bởi các thuốc này rất nhiều tác dụng phụ và cũng không phải là cách chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Nếu anh không bị bệnh dạ dày thì có thể tham khảo 1 trong số thuốc giảm đau chống viêm như Meloxicam, Diclofenac, Celecoxib,… kết hợp với 1 trong số các thuốc giãn cơ như Decontractyl, Myonal, Mydocalm,… Nếu bị đau dạ dày, anh chỉ nên dùng Ibuprofen, Paracetamol,… nhưng cũng phải uống sau ăn no và hiệu quả giảm đau không cao.

Bởi vậy, liệu pháp dùng thuốc kể trên chỉ áp dụng trong thời gian đầu điều trị hoặc khi bị đau nhiều và không dùng kéo dài cũng như cần có sự hướng dẫn cách dùng cẩn thận của các thầy thuốc.

Đồng thời, để giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, nhờ đó sẽ giúp cải thiện dần tình trạng tê mỏi tay, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, giảm dần tình trạng đau âm ỉ bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Sản phẩm này nên dùng đợt đầu ít nhất là 3-6 tháng, có thể dùng lặp lại từng đợt sau mỗi 3 tháng để phòng bệnh.

Giải pháp không dùng thuốc cũng rất hiệu quả và nên áp dụng ngay từ khi phát hiện bệnh, với các bài vật lý trị liệu như massage, kéo dãn, châm cứu, bấm huyệt,…Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định đeo đai cố định 1 thời gian. Biện pháp này khá an toàn, cần kiên nhẫn thực hiện và nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Sau khi bệnh đã ổn định, anh hãy duy trì luyện tập 1 môn thể thao phù hợp để làm chậm thoái hóa đốt sống cổ và lưng, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa tái phát bệnh.

Giải pháp trị tận gốc bằng cách chống thoái hóa đốt sống cổ và lưng 1 cách tích cực bằng sản phẩm chứa Canxi, vitamin D3, MK7 và các khoáng chất thiết yếu như magie, kẽm, đồng, Boron, silic, mangan,…. Anh cần chọn loại chứa Canxi dạng nano, và MK7 có hàm lượng cao (khoáng 100mcg/mỗi 2 viên) và sử dụng hàng ngày, kéo dài liên tục để đạt hiệu quả cao nhất. Giải pháp này không giúp anh hết ngay đau, nhưng sẽ giúp anh giảm nhẹ tình trạng thoái hóa bằng cách tăng mật độ xương, giảm thoái hóa khớp, giảm dần mức độ và tần suất các cơ đau, cũng như ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Anh chỉ cần áp dụng đồng thời 4 giải pháp trên 1 cách kiên trì, chắc chắn bệnh của anh sẽ cải thiện dần và mang lại cuộc sống thoải mái, khỏe mạnh hơn rất nhiều. Để được tư vấn thêm, hãy gọi 1900.1259.

Chúc anh mau chóng bình phục!
 

Ths.Bs Vũ Văn Lực

Thoát vị đĩa đệm