Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường hoặc tiểu đường có chiều hướng gia tăng rất nhanh. Vậy đái tháo đường – tiểu đường là bệnh gì ? Những biến chứng và hậu quả để lại đáng sợ thế nào?

Tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường (Đái tháo đường) là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, mỡ và protein khi hormone insulin trong cơ thể không để sản xuất đủ hoặc không thể sử dụng insulin. Thông thường, các loại tinh bột,chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose, và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố (hormone) do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu trong giai đoạn này làm cho bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu vào ban đêm, gây khát nước.

Nguyên nhân đái tháo đường

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có thể là do gen, môi trường, chế độ ăn uống, vận động, stress, thừa cân…

Nhưng có thể chia làm các loại tiểu đường như sau:

Đái tháo đường type 1
Tức là cơ thể người bệnh lúc này không sản xuất được insulin, do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các tế bào trong tuyến tụy làm cho tế bào tuyến tụy không sản xuất ra insulin. Khi không có insulin, tế bào sẽ không sử dụng được glucose, do đó glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Lúc này, người bệnh cần được tiêm insulin để sống.

Đái tháo đường type 2 (Kháng insulin)
Lúc này, cơ thể sẽ kháng insulin và đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Nghĩa là cơ thể vẫn sản xuất ra insulin nhưng các tế bào không tiếp nhận insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.

Đái tháo đường thai kỳ
Thời gian mang thai và sau khi sinh thì cơ thể sản phụ rất dễ mắc bệnh tiểu đường,  nhất là trong quá trình mang thai có thể xảy ra và có nhiều khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 sau này.

Các biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, do quá liều thuốc hoặc do insulin gây nên (bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá nhiều, do uống nhiều rượu). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Biến chứng mãn tính
Biến chứng tim mạch: bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, gây đột qụi, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.

Biến chứng mắt: bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân chính gây mù, giảm thị lực.

Biến chứng thận: đây là biến chứng mãn tính thường gặp của đái tháo đường. Gây suy thận ở giai đoạn cuối phải, người bệnh lúc này phải chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì sự sống.

Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên được xem là biến chứng xảy ra sớm nhất ở người đái tháo đường với biểu hiện là gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.

Phòng và điều trị bệnh tiểu đường

Khi đã biết đái tháo đường là gì và thấy có dấu hiệu bệnh tiểu đường, mà thường sớm nhất là biến chứng thần kinh ngoại biên với các triệu chứng tê bì chân tay, người bệnh không được chủ quan hết sức đề phòng, cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và xét nghiệm đưa ra ra phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.

Đối với người bị bệnh tiểu đường, quan trọng nhất là kiểm soát đường máu luôn ở mức ổn định. Bởi vậy cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng, chế độ uống thuốc theo điều trị của bác sĩ. Sau đó, để giảm bớt những khó chịu do các biến chứng từ sớm của bệnh là chứng tê bì chân tay, người bệnh cần bổ sung các vi lượng, khoáng chất như nhóm vitamin B (B1, B2, B6) giúp giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh, đau cơ xương. Đồng thời bổ sung bạch quả Ginkgo biloba có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ dây thần kinh, Cao blueberry ngăn sa sút trí tuệ, chống lão hóa và ngăn ngừa các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh.


Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cần tham gia tập luyện thể thao nhẹ nhàng như yoga, dưỡng sinh và thường xuyên theo dõi đường huyết bằng cách khám định kỳ để được bác sỹ theo dõi đưa hướng điều trị bệnh tiểu đường thích hợp để nhanh chóng khỏi bệnh.

Đái tháo đường