Tóm tắt nội dung
1. Tổng quan bệnh sốt phát ban, sốt xuất huyết
Sốt phát ban và sốt xuất huyết là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.- Sốt phát ban: có hai biểu hiện đặc trưng là sốt và nổi ban đỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6-36 tháng tuổi, tại bất cứ thời điểm nào trong năm. - Sốt xuất huyết: có hai biểu hiện đặc trưng là sốt và xuất huyết. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng, đặc biệt là người có đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi,… Sốt xuất huyết có thể mắc quanh năm, nhưng bùng phát mạnh nhất là mùa mưa, tháng 7 – tháng 10.
2. Phân biệt sốt phát ban với sốt xuất huyết
Một số dấu hiệu quan trọng giúp bạn phân biệt rõ hai bệnh lý này:2.1. Tác nhân gây bệnh
Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều do virus gây ra. Tuy nhiên sốt xuất huyết do virus có tên là Dengue gây ra. Còn với sốt phát ban, bệnh có thể do nhiễm nhiều loại virus, trong đó chủ yếu là virus đường hô hấp như virus sởi và virus rubella.Sốt xuất huyết thường lây lan nhanh qua trung gian truyền bệnh là muỗi cái Aedes. Khác với sốt xuất huyết, sốt phát ban lại chủ yếu lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của đường hô hấp của người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ.
2.2. Biểu hiện lâm sàng (dấu hiệu mắc bệnh)
Bên cạnh sự khác biệt giữa tác nhân gây bệnh, các biểu hiện lâm sàng của hai bệnh lý này cũng khác nhau.- Giai đoạn ủ bệnh:
Bệnh sốt xuất huyết và sốt phát ban đều có thời gian ủ bệnh thường từ 2-7 ngày.
Với sốt xuất huyết, bệnh sẽ khởi phát đột ngột, bệnh nhân sốt cao 39-40 độ, sốt liên tục, khó hạ trong 2-7 ngày dù đã uống thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó còn có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp, người mệt mỏi nhiều…
Trong khi đó, người bị sốt phát ban thường chỉ sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ, sốt từng cơn và người mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao.
Giai đoạn toàn phát:
Ở giai đoạn này, sự khác biệt của hai bệnh lý rõ hơn, dễ phân biệt hơn.
Với bệnh sốt xuất huyết, từ ngày thứ 3, người bệnh bước vào giai đoạn nguy hiểm với các dấu hiệu xuất huyết như chấm đỏ trên da, xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, đi cầu phân đen, xuất huyết nội tạng,…
Còn với người sốt phát ban, sau khi sốt 12-24 giờ, cơ thể bắt đầu nổi ban đỏ trên da, đặc biệt là ở vùng ngực, lưng, cổ, cánh tay và lặn đi sau 3-5 ngày. Nốt ban đỏ có thể dạng sẩn hoặc mịn, gồ hoặc ít gồ trên mặt da. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể kèm theo các triệu chứng trên đường hô hấp như chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng,… hay người mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, có thể phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết bằng cách đơn giản: dùng ngón trỏ và ngón tay cái để căng vùng da tại vị trí ban đỏ. Nếu sau khi căng ra thì chấm đỏ mất đi rồi lại phục hồi như cũ khi buông tay thì đây là sốt phát ban. Ngược lại nếu căng ra mà không thấy chấm đỏ lặn đi thì đấy là sốt xuất huyết.
2.3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Thông thường, khi mắc phải sốt phát ban hay sốt xuất huyết, nếu đề kháng khỏe thì bệnh tình sẽ nhẹ và nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, những người có đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người già, người có thể trạng suy nhược hoặc những người không được điều trị kịp thời và đúng cách, cả hai bệnh lý này đều có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Các biến chứng thường gặp khi bị sốt phát ban như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc hay viêm màng não, suy dinh dưỡng,… Còn với sốt xuất huyết, bệnh tiến triển rất nhanh thành xuất huyết nội tạng, xuất huyết não,… thậm chí tử vong.
Nhìn chung, các biến chứng của sốt xuất huyết tiến triển nhanh, nặng và nguy hiểm hơn so với sốt phát ban. Do đó, cần phát hiện sớm và nhận biết đúng bệnh để điều trị đúng cách, giúp bệnh nhanh khỏi.
3. Phòng ngừa sốt phát ban và sốt xuất huyết
Theo thống kê, cả hai bệnh lý sốt phát ban và sốt xuất huyết đều có thể mắc ở thời điểm nào trong năm. Bệnh lây lan nhanh và tác động nhiều đến sức khỏe. Do đó, nên áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh như:
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
– Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh (sống trong vùng có dịch, đang có dấu hiệu mắc bệnh,…)
– Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, nên chú ý tăng cường sức đề kháng để giúp phòng bệnh TỐT NHẤT. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm giúp tăng cường đề kháng, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng mang đến hiệu quả TOÀN DIỆN.
Sản phẩm Vinhgia Devir, một sản phẩm của dược phẩm Vinh Gia, được nghiên cứu bởi Viện hàn lâm. Sản phẩm bào chế từ thảo dược như thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, hoàng cầm, sài hồ,… nên rất an toàn.
Sử dụng sớm trong 72 giờ đầu, ngay từ khi có dấu hiệu bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất. Không chỉ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ho, đờm, sốt, các bệnh lý như sốt xuất huyết, cảm cúm, sốt phát ban,… mà còn ngừa biến chứng, nhanh khỏi bệnh hơn và tránh phải nhập viện. Hiệu quả đã được nghiên cứu, chứng minh.
Những dấu hiệu trên sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết. Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 18000.55.88.89 (miễn cước) hoặc hotline 0896.509.509 (trực 24/7) để gặp chuyên gia.
Sốt xuất huyết