Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu bệnh lý
Biểu hiện dễ thấy của bệnh là xuất hiện cảm giác ngứa, nóng rát, đau và có thể bị sưng vùng hậu môn. Bệnh càng nghiêm trọng nếu thường xuyên bị táo bón. Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến công xuất làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Hầu như ai cũng đã từng có những triệu chứng của bệnh này trong suốt cuộc đời. Tỉ lệ nam nữ bị bệnh là như nhau.
Vì sao ngồi máy tính nhiều dễ mắc bệnh trĩ?
Theo GS. Nguyễn Mạnh Nhâm - Bệnh viện Đa khoa Tràng An, Hà Nội, người bị bệnh trĩ khá phổ biến hiện nay, đa số các trường hợp đến chữa bệnh đều ở giai đoạn khá muộn, khi buộc phải can thiệp bằng mức tiêm hoặc phẫu thuật.
Vì xấu hổ, rất ít người chịu đi khám, chỉ đến khi xuất hiện biến chứng gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt thì mới đến bệnh viện. Vì thế, thời gian điều trị phải kéo dài.
Chữa trị bệnh trĩ như thế nào?
Theo GS Nhâm, hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ cả y học cổ truyền và y học hiện đại rất hữu hiệu. Bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật như tiêm xơ, thắt vòng cao su,...; phẫu thuật gồm Longo cải tiến, triệt mạch treo trĩ... Bệnh nên được phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc khi bệnh mới ở cấp độ 1 & 2 để có hiệu quả cao và giảm nguy cơ tái phát. Với các trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 3 & 4 cần có các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên các thủ thuật can thiệp đều có tỉ lệ tái phát cao, do đó đừng để bệnh nặng mới đi chữa trị. Cần lưu ý bệnh nhân nên dùng phối hợp với các thuốc hoặc sản phẩm chức năng phối hợp điều trị bệnh mới có hiệu quả tích cựcNhững người ngồi máy tính nhiều cũng lưu ý nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý về dinh dưỡng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích,...
Mọi thắc mắc để được giải đáp về "Bệnh trĩ, táo bón", bạn đọc xin gửi về : songkhoe@bacsituvan.vn - gọi 19001259
Bệnh trĩ