Bệnh đái tháo đường ngày càng nhiều người mắc, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng. Bệnh liên quan nhiều đến yếu tố miễn dịch, di truyền, tình trạng béo phì,…
Mặc dù nhiều trường hợp dự phòng không mang lại kết quả rõ ràng, nhưng với những biện pháp điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn, và luyện tập thể lực một cách hợp lý,… hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Duy trì căn nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh đái tháo đường type 2. Vì vậy duy trì cân nặng hợp lý làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Đối với người trưởng thành, để đánh giá mức độ thừ cân béo phì căn cứ vào chỉ số BMI. Chỉ số này được tính theo công thức:
BMI= (cân nặng (kg))/([chiều cao (m)]x[chiều cao (m)])
Phân loại chỉ số BMI của Tổ chức Y tế thế giới (2002) đối với người châu Á:
+ Gầy: BMI ≤ 18,6
+ Bình thường: 18,7 ≤ BMI ≤ 22,9
+ Thừa cân: 23 ≤ BMI ≤ 24,9
+ Béo phì: BMI ≥ 25.
Tăng cường vận động thể dục thể thao
Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng insulin ở tế bào một cách hiệu quả, vận động nhiều cũng hạn chế nguy cơ đề kháng insulin ở cơ quan đích. Hơn nữa, vận động giúp tiêu hao nhiều năng lượng, tăng cường sử dụng glucose để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, hạn chế nguy cơ béo phì. Chính vì thế mà vận động nhiều giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Có thể luyện tập bất cư môn thể thao nào cũng được, miễn là không có chống chỉ định, phù hợp với sở thích và độ tuổi. Phải luyện tập thường xuyên, ít nhất 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Chế độ ăn ít carbonhydrate
Carbonhydrate chính là glucid có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, lúa mỳ, ngô, khoai, sắn, trái cây ngọt, các loại đường đắng, đường mía, mật ong,…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều thức ăn chứa carbonhydrate làm tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Chính vì vậy, chế độ ăn hạn chế carbonhydrate làm có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Hạn chế thức ăn chế biến sẵn
Thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều tinh bột, đường, muối, chất béo,… như xúc xích rán, KFC,… nếu ăn nhiều có thể gây thừa cân, béo phì. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn thức ăn nhanh có nguy cơ đề kháng insulin tăng cao. Do đó nên hạn chế thức ăn nhanh.
Hạn chế thức ăn giầu đạm
Hạn chế các loại thịt màu đỏ, như thịt chó, thịt bò,… không nên ăn các loại phủ tạng động vật, như tim gan, bầu dục, lòng lợn,… các loại thức ăn này chứa nhiều cholesterol. Nên ăn nhiều các loại thị có màu trắng như cá, thịt gà, thịt ngan,…
Bổ sung nhiều chất xơ
Trong chế độ ăn nên có nhiều chất xơ, như ăn nhiều rau xanh, các loại củ, quả ít ngọt, các loại trái cây ít ngọt… Cũng có thể sử dụng các loại chất xơ dưới dạng thực phẩm chức năng, như các loại men vi sinh có chứa chất xơ hòa tan.
Uống cà phê
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cafein có trong cà phê giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng vận chuyển glucose vào tế bào, chứa các chất chống oxy hóa, chứa kali, magie,…. Các tác dụng này giúp vận chuyển glucose vào tế bào, qua đó làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.
Hạn chế căng thẳng
Stress làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, ức chế quá trình chuyển hóa của cơ thể, điều này có thể làm tăng glucose máu.Vì vậy, nên thư giãn, hạn chế tình trạng căng thảng, hạn chế lo lắng. Nếu trong công việc cũng như trong cuộc sống nhiều ưu phiền có thể thư gian bằng cách nghỉ ngơi, đi du lịch, tham gia hoạt đông tập thể,…
Có thể thực hiện một số bài tập thư giãn như tập yoga, luyện tập hít sâu thở mạnh, có thể thực hiện bất cư khi nào nếu thấy căng thẳng.
Kiểm tra glucose máu thường xuyên
Đối với người trên 40 tuổi, hoặc những người trẻ hơn nhưng trong gia đình có người bị bệnh đái tháo đường thì nên đi khám và làm xét nghiệm glucose máu ít nhất 6 tháng một lần.
Biện pháp này giúp phát hiện sớm tình trạng tăng glucose máu, nhất là những người ở giai đoạn tiền đái tháo đường, từ đó có biện pháp điều trị và dự phòng kịp thời.
Ths.Bs Vũ Văn Lực
Đái tháo đường