➲ Đau vùng cổ hoặc thắt lưng, đau tăng khi đứng hoặc cử động và giảm khi nghỉ ngơi,
➲ Đau tê ở cổ và kéo xuống hai tay hoặc đau vùng lưng và kéo dọc xuống hai chân,
➲ Có thể bị mất thăng bằng, cơ bắp thiếu lực, đặc biệt ở tay và chân


Điều trị bệnh gai cột sống thực chất là điều trị thoái hóa cột sống, nhưng có phải chỉ cần bổ sung Canxi, hay cần phương pháp điều trị toàn diện nào mới cho hiệu quả cao nhất?

Tại sao chúng ta lại bị gai cột sống

Sở dĩ chúng ta bị gai cột sống hay còn gọi là gai xương là do xương khớp bị thoái hóa. Cả một khung cột sống có 2 khúc cong ra phía trước là đoạn cổ và thắt lưng, hai khúc cong ra phía sau là ngực và vùng xương cùng. Khoảng cách giữa các nấc cong đấy là nơi chịu lực rất mạnh, như bản lề, vận động uyển chuyển, vận động nhiều, chính trong quá trình lão hóa khi tuổi tác, quá trình lao động sáng tạo … sẽ tạo ra sự thoái hóa cụ thể, khi quá trình lão hóa cột sống diễn ra, cơ thể chúng ta phải thích ứng lại bằng cách hàn gắn các vết xương nứt rạn, nhưng việc hàn gắn quá mức sẽ tạo nên các gai xương.

Điều trị bệnh gai cột sống như nào mới hiệu quả ?
 
Gai xương chính là đoạn xương mọc ra ở bên cạnh rìa mép giữa hai đốt sống liên kết với nhau hoặc mọc ngay trong các sụn như khớp gối. Gai xương có thể mọc khắp nơi, nhưng vị trí hay gặp nhất là ở đốt sống cổ, đặc biệt là đốt sống cổ C5,C6,C7. Còn ở cột sống lưng thì hay gặp ở L4, L5 và S1, tức là đoạn cuối cùng của cột sống là nơi hay có gai xương mọc lên nhiều nhất.

Bởi đó là chỗ vận động, chịu lực nhiều nhất, chỗ dễ tổn thương do thoái hóa nhiều nhất, các cơ căng giãn nhiều nhất, đó cũng là nơi bộ xương cơ thể phải thích ứng luôn luôn bằng cách bồi phụ khi có tổn thương hoặc thoái hóa. Nhưng chính việc bồi phụ đấy vừa làm hàn gắn tổn thương vừa gây ra đóng vôi các dây chằng bị tổn thương, dẫn tới bệnh gai cột sống rất hay gặp hiện nay.

Khi cột sống phát tín hiệu sẽ có gai xương

Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn – Nguyên chủ nhiệm khoa tim, thận, khớp, nội tiết – Nguyên PGĐ Quân y Viện 103, gai xương không được hình thành trong một thời gian ngắn mà có cả quá trình tích tụ, rồi hình thành từ ngắn tới dài, từ ít đến nhiều.

Đau chính là cảnh báo sớm của bệnh gai cột sống, khi chúng ta đau mỏi cổ từng lúc khi vận động sau đó tự hết thì không nên chủ quan, đừng để cho bệnh trở nặng. Bởi lúc này vùng cột sống cổ đang phát tín hiệu là sẽ có gai xương mọc ra ở đó, nên cần chú ý phòng ngừa từ sớm, PGS.TS Trần Đình Ngạn chia sẻ thêm.

Gai xương là một hậu quả của quá trình lão hóa các tổ chức xương, hậu quả của thoái hóa xương, khớp. Khi gai xương mọc ra rồi thì thông thường nhất là đau, nhưng không may gai xương đè vào các lỗ tiếp hợp, nơi các mạch máu lưu thông ra vào, nơi hệ thần kinh chui ra thì gây rất nhiều hậu quả, thứ nhất là đau đớn, nhưng chính là giảm khả năng lao động, teo cơ thì những hoạt động có tính chất tinh vi một chút không thể thực hiện.

Riêng gai xương mọc ở khu vực đốt sống cổ còn liên quan tới hoạt động của não, liên quan tới suy giảm trí nhớ, tổn thương não. Nếu không phòng ngừa từ sớm mà để xảy ra gai xương đã khốn khổ. Nhưng phát hiện ra bị gai xương rồi mà không có biện pháp điều trị tốt để khắc phục thì sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề, gây đau đớn, tê buồn. Nếu không may những ai bị gai mọc ở đốt L4, L5, đốt sống cùng thì còn chi phối thần kinh thực vật – một số thần kinh điều hành việc đi tiểu, đi đại tiện, sẽ dẫn tới các bệnh nhiễm khuẩn khác khi đi ngoài không kiểm soát, và rất có thể gây tử vong.

…thì cần điều trị sao cho hiệu quả

PGS.TS Trần Đình Ngạn cho biết, khi chúng ta có dấu hiệu đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng thì phải nghĩ ngay tới việc đề phòng không cho gai xương mọc ra, đây là điều kiện tốt nhất. Muốn vậy phải thường xuyên tập thể dục, chế độ dinh dưỡng đầy đủ Canxi, Vitamin D3 và MK7, các chất vi lượng khác như Magie, Kẽm, Đồng
… để có xương chắc khỏe.

Những dưỡng chất này còn là kho dự trữ  giúp khắc phục ngay những khiếm khuyết, những nguy cơ có thể dẫn đến thoái hóa, nguy cơ gây loãng xương, mẻ xương mà buộc lòng cơ thể phải gọi Canxi đến để hàn gắn. Như chúng ta đã biết gai xương mọc ra là do lượng Canxi được huy động quá mức tới hàn gắn tổn thương, sẽ lắng đọng lại và hình thành các gai. Nhưng nếu cơ thể chúng ta luôn có đủ lượng MK7 (một loại Vitamin k2 duy nhất từ tự nhiên) sẽ vừa vận chuyển đầy đủ Canxi đến nơi và dọn dẹp Canxi thừa đào thải ra khỏi cơ thể, tránh gây mọc các gai xương. Riêng đối với chị em phụ nữ, từ ngoài 30 tuổi cần bổ sung thêm estrogen thảo dược như EstroG-100 để tăng mật độ xương và tránh thoái hóa xương khớp – nguyên nhân hình thành bệnh gai cột sống. Nếu quan tâm đầy đủ sẽ dự phòng tốt việc gai xương mọc ra.

Thế nhưng khi đã có gai xương mọc ra rồi, thì cần xử lý thế nào? PGS.TS Trần Đình Ngạn chia sẻ, thực ra gai xương chỉ gây nguy hiểm khi đè vào rễ thần kinh, gây bại liệt… còn lại hơn 80% chúng ta vẫn can thiệp được bằng các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc giảm đau, các thuốc làm mềm cơ bởi khi đau cột sống thường cứng các cơ, hai loại này cần có sự kê đơn của bác sĩ. Đồng thời bổ sung sản phẩm chứa bộ ba Canxi, Vitamin D3, MK7 để tạo nên xương vững chắc, tự khắc phục khiếm khuyết.

Ngoài ra có thể dùng phương pháp nắn chỉnh, bấm huyệt, châm cứu, các đai thun, kéo giãn… để khắc phục. Chúng ta chỉ can thiệp ngoại khoa khi các gai xương chèn vào dây thần kinh gây liệt, teo cơ, không kiểm soát được đại tiểu tiện.

Cuối cùng, trong biện pháp điều trị gai cột sống thì cần bổ sung các chất nuôi dưỡng dây thần kinh, tăng tuần hoàn máu não bằng sản phẩm chứa Chonroitin, Ginkgo Biloba, các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6  nhằm giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, giảm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, PGS.TS Trần Đình Ngạn chia sẻ.

Bạn đọc có thể xem lại đầy đủ chương trình Sống Khỏe Sống Đẹp với chủ đề : BỆNH GAI CỘT SỐNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ - Phát sóng trên THVL1 do PGS.TS Trần Đình Ngạn tư vấn, dưới đây : 

Mọi thắc mắc bạn đọc xin gửi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn hoặc gọi 19001259 ( giờ hành chính ) để được tư vấn miễn phí!


 

Gai cột sống