Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng khi lõi bên trong một đĩa ở đốt sống cổ thoát vị hoặc rò rỉ ra khỏi đĩa và đè lên một gốc thần kinh lân cận.Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có cùng nguyên nhân và cùng cơ chế, tuy nhiên vùng cổ có nhiều trung tâm quan trọng nên thoát vị đĩa đệm vùng cổ sẽ nguy hiểm hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ có thể gây ra một loạt các triệu chứng ở vùng cổ, cánh tay, bàn tay và ngón tay, cũng như các bộ phận của vai. Những cơn đau và rối loạn thần kinh chủ yếu được xác định ở vị trí của đĩa đệm thoát vị. Đốt sống cổ được xây dựng xung quanh các đốt sống hoặc xếp chồng, dựng 7 khối xương lên nhau ở cột sống.
Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sao cho hiệu quả?
Một số triệu chứng thường gặp:
- Đau vai và yếu cơ delta ở đầu cánh tay trên, thường không gây tê hoặc ngứa ran.
- Yếu ở bắp tay (các cơ ở mặt trước của cánh tay trên) và cơ duỗi cổ tay.
- Yếu ở cơ tam đầu (cơ bắp ở mặt sau của cánh tay trên, kéo dài đến cánh tay trước) và các cơ duỗi ngón tay.
- Yếu ở cơ khi nắm tay, kèm theo tê, ngứa ran và đau lan xuống cánh tay ở phía ngón tay út.

Biểu hiện lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và thương tổn ở ngoại biên)

Bệnh nhân thuộc nhóm này thường có triệu chứng đau và tê. Những cơn đau cổ vai gáy thường lan xuống tay, làm hạn chê vận động của tay khi đưa ra sau (như động tác gãi sau lưng) hoặc lên cao (khi chải đầu). Đôi khi đau lan ra cả một vùng da đầu, cảm giác đau thường nhức nhối, khó chịu, đôi khi đau biểu hiện như mỏi, mơ hồ, không rõ ràng.

Một số trường hợp đau tăng lên hoặc giảm đi khi ở một tư thế nhất định nào đó. Có những bệnh nhân chỉ giơ tay lên cao mới hết đau, do vậy, họ thường đưa một tay lên đầu. Ở nước ta, rất nhiều người bệnh bị đau ở một bên thành ngực hoặc ở vùng cột sống giữa hai bả vai, dấu hiệu này ít có ở bệnh nhân vùng Âu Mỹ.

Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sao cho hiệu quả?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra đau vai gáy, thường lan xuống tay


Triệu chứng tê thường xảy ra ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón, tăng lên sau khi làm việc nhiều hoặc lái xe máy. Nếu các ngón tay bị tê, người bệnh có cảm giác khác lạ khi cầm nắm các đồ vật thường dùng. Có nhiều kiểu tê như tê bì, tê châm chích, rần rần hoặc một kiểu tê khác thường được gọi là đau cháy. Khi bị đau cháy, người bệnh không thể mặc áo hay để vật gì chạm vào vùng đau do cảm giác vùng đó sẽ giống như lửa đốt, thậm chí, chỉ cần gió thổi qua có thể lên cơn đau đớn.

Nhiều người bệnh bị yếu cơ nhưng ít khi tự nhận biết được. Chỉ đến khi yếu nhiều, không thể cầm nắm chắc các vật dụng như bút, đũa hoặc khó khăn khi gài nút áo họ mới nhận ra. Ở giai đoạn nặng có thể bị teo một số cơ ở tay, cầm đồ vật hay bị rớt, chữ ký bị thay đổi hoặc không thể ký tên được dẫn tới những rắc rối khó giải quyết với ngân hàng.

Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương)

Biểu hiện nổi bật là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước rồi đến hai chân và tay. Chân thường yếu trước tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã khi đi lại. Khi bị yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng vào hoặc gắng sức. Ở giai đoạn nặng, người bệnh đi lại khó khăn, hai tay cũng không còn làm việc bình thường được nữa, tiểu khó và thường bị táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.

Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sao cho hiệu quả?
Tê chân, tê tay ở người mắc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đi lên xuống cầu thang hay bị mệt hoặc leo được mấy bậc thang, đạp xe được một đoạn thì thấy hai chân mỏi rã rời, có khi đi hay bị vấp ngã, rớt dép, cảm thấy khó điều khiển hai chân… Khi đó, cần báo ngay cho bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý tủy trong thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Chú ý:  Nhiều người bệnh có biểu hiện của cả bệnh lý rễ lẫn bệnh lý tủy, tức là bao gồm cả 2 nhóm triệu chứng mô tả ở trên.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này trở nên tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, do vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Phương pháp điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Điều trị thoái hóa cột sống về cơ bản cũng giống như thoái hóa cột sống thắt lưng. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị nội khoa

Điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là nội khoa (chiếm 90-95% các trường hợp). Các biện pháp điều trị chủ yếu là:


Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, sử dụng nhiệt hoặc điện lạnh. Ban đầu, túi lạnh có thể làm giảm đau và viêm. Sau một vài ngày bạn có thể sử dụng túi nhiệt nhẹ để cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Tránh nằm nghỉ ngơi trên giường quá lâu. Nằm nghỉ ở giường quá nhiều có thể khiến các khớp xương cứng và cơ bắp yếu đi, điều đó có thể làm chậm quá trình việc phục hồi. Thay vào đó, bạn hãy ngồi nghỉ trong 30 phút và sau đó đi bộ ngắn hoặc làm một số công việc. Bạn phải tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm cơn đau trong quá trình điều trị.

Điều trị không dùng thuốc

Đang trong giai đoạn đau cấp cần bất động hoàn toàn, nằm trên nền cứng, không nằm đệm. Thời gian bất động từ 5 đến 7 ngày.

Đeo đai cột sống, đeo liên tục cả lúc ngủ.

Vật lý trị liệu, xông hơi, chườm nóng cũng có tác dụng, có thể thực hiện kéo giãn đốt sống bằng các thiết bị hỗ trợ tại các trung tâm phục hồi chức năng.

Điều trị hỗ trợ

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu, có thể sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát:

Giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép bằng sản phẩm có chứa Canxi nano, Vitamin D3, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu
Làm giảm chèn ép rễ thần kinh và mạch máu, giảm tê bì, giúp tăng tái tạo sụn khớp bằng sản phẩm có chứa Vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và Cao blueberry.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp sau:


Có hội chứng bị chèn ép tủy cấp

Đã được điểu trị nội khoa cơ bản từ 3- 4 đợt ở các cơ sở chuyên khoa có trình độ chuyên sâu mà không kết quả, bệnh làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và làm việc.

Các biện pháp phẫu thuật có thể áp dụng là môt mở hoặc mổ nội soi lấy đĩa đệm.

Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả

Tăng cường luyện tập thể thao, hạn chế ngồi, đứng lâu.

Giữ cho cột sống thẳng và phù hợp, hạn chế các tư thế xấu, hạn chế bê vác nặng.

Sử dụng ghế ngồi chỉnh hình, giúp cho cột sống có tư thế sinh lý khi ngồi.

Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tránh thừa cân, béo phì.

Bỏ hút thuốc (nếu có), hút thuốc ngoài gây ra các bệnh lý đường hô hấp còn làm tăng nguy cơ các vấn đề về cột sống.

Để được bác sỹ tư vấn trực tiếp về các triệu chứng thoái hóa, đau mỏi, tê bì chân tay. Bạn đọc xin gọi 19001259 ( giờ hành chính ) hoặc gửi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn

Thoát vị đĩa đệm