Bệnh có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là ở đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng, vì hai vị trí này chịu lực tác động nhiều nhất.

Gai cột sống diễn biến từ từ, tăng dần, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề.

Nguyên nhân

- Viêm khớp cột sống mạn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị mòn dần, khiến bề mặt bị tổn thương trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.

- Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống, như xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

- Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Biểu hiện của gai cột sống


Đa số trường hợp, bệnh gai cột sống không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các tổ chức xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì gây ra các triệu chứng của bệnh.

-Triệu chứng đầu tiên là đau, tê bì, mỏi ở vùng cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Có thể cảm thấy co cứng, vận động kém hơn so với bình thường.

- Cơn đau tăng dần theo vận động của cơ thể hoặc người bệnh giữ cơ thể ở một tư thế bất lợi như đứng lâu, ngồi lâu. Đôi khi cơn đau xuất hiện do thay đổi thời tiết.

- Ở mức độ nặng, gai xuất hiện nhiều, có những cái gai cọ xát vào thần kinh thì sẽ xuất hiện dấu hiệu thần kinh:

+ Gai chèn thần kinh ở cột sống cổ gây đau, tê vùng cổ, đau vai gáy, đau lan xuống cánh tay và bàn tay.
+ Gai cột sống thắt lưng cho người bệnh cảm giác đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau lan xuống hai mông, thậm chí đau lan xuống hai chân, tê cả bàn chân.
+ Một số trường hợp gai chèn ép làm hẹp ống tủy sẽ làm rối loạn đại tiện, tiểu tiện,....

Các dấu hiệu như vừa nêu cũng có thể gặp trong nhiều bệnh, như trong bệnh rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, viêm cột sống, chấn thương, đứt đĩa đệm,.... Vì vậy, chụp X quang giúp phân biệt gai cột sống với các bệnh khác. Trường hợp gai cột sống có tổn thương đĩa đệm và các phần mềm quanh khớp, thì phải chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán.

Điều trị gai cột sống

Có đến trên 80-90% các trường hợp gai cột sống chỉ cần điều trị nội khoa (điều trị bảo tồn), điều trị ngoại khoa chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại hoặc trường hợp nặng.
- Dùng thuốc:
+ Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều, đau kéo dài, bác sĩ thường cho thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indomethacin, meloxicam, …phối hợp với paracetamol.
+ Thuốc giãn cơ: Như mydocalm, myonal, decontractyl…
+ Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như: Glucosamin sulfat, MSM, chondroitin sulfat, diacerein
+ Giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp bằng sản phẩm chứa canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu. MK7 chính là sự khác biệt của sản phẩm này so với các sản phẩm chỉ bổ sung Canxi khác, bởi ngoài tác dụng vận chuyển canxi vào tận xương, vào đúng nơi cần thiết, nó còn có tác dụng vận chuyển canxi ra khỏi chỗ không cần thiết. Vì vậy, sản phẩm chứa MK7 còn có tác dụng làm giảm hình thành gai xương và có thể làm bào mòn các gai xương đã hình thành. Thời gian sử dụng sản phẩm này khi đã mắc bệnh ít nhất từ 3-6 tháng tùy theo mức độ. Có thể lặp lại mỗi năm ít nhất 2 đợt, mỗi đợt 3 tháng.
+ Giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giúp tăng tái tạo sụn khớp bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

- Các biện pháp không dùng thuốc:
+ Thể dục thể thao, hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, hạn chế các động tác xấu như bê vác nặng, lao động nặng nhọc,...
+ Vật lý trị liệu, kéo giãn, chườm nóng, xông hơi,... cũng có tác dụng tốt, giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị, dự phòng tái phát.
+ Có thể sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ, đai cột sống,... nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh

- Điều trị phẫu thuật:
Phẫu thuật chỉ đặt ra trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện.

Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ, vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Phòng bệnh gai cột sống

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ (lưu ý bổ sung đủ Canxi, Vitamin D, MK7)
- Tránh béo phì
- Hạn chế làm việc nặng như bê vác nặng, gánh nặng,...
- Tránh chấn thương cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn
- Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
- Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tránh những thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, vận động quá khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, aerobic, yoga,...

 
Ths.Bs Vũ Văn Lực

Gai cột sống