Một số trường hợp thoái hóa cột sống cổ không hề có triệu chứng mà chỉ phát hiện được khi đi khám.

Nguyên nhân

Thoát hóa cột sống cổ là hậu quả của nhiều yếu tố như tuổi cao, lao động nặng nhọc, tư thế làm việc không thoải mái. Một số yếu tố khác như tiền sử chấn thương cột sống cổ, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ,…

Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

 

Biểu hiện lâm sàng

Có thể có dấu hiệu cứng cột sống vào buổi sáng. Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm, gây chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh gây đau vùng cổ, đau mỏi vai gáy lan đến cánh tay, thậm chí lan đến cả bàn tay.
Trường hợp nặng, có thể có biến dạng cột sống, gù, vẹo, lệch trục.

Biến chứng của thoái hóa cột sống cổ

- Rối loạn tiền đình: Do tình trạng thoái hóa gây hẹp lỗ tiếp hợp, chèn ép mạch máu dẫn đến rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, đặc biệt là người cao tuổi rất dễ bị ngã gây tai nạn.
- Thoát vị đĩa đệm: Do vị trí và đặc điểm sinh - cơ học của cột sống cổ là tương đối lỏng lẻo giữa đầu và thân nên đặc biệt dễ bị chấn thương. Vì thế đĩa đệm đốt sống cổ rất dễ thoát vị do thoái hóa đốt sống. Khi bị thoát vị, việc chữa bệnh rất khó khăn, nhất là có chèn ép tủy sống gây đau, thậm chí còn có thể gây liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác, tê bì, kiến bò.

Điều trị thoái hóa cột sống cổ

1. Nguyên tắc

- Điều trị theo triệu chứng (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ...) kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
- Nên phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Trường hợp có chèn ép rễ thần kinh có thể chỉ định ngoại khoa.

2. Điều trị cụ thể

a) Vật lý trị liệu
Bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng,...

b) Điều trị nội khoa
- Thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau nhiều, đau kéo dài, bác sĩ thường cho thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, diclofenac, indometacin… phối hợp với paracetamol.
- Thuốc chống viêm bôi ngoài da: voltaren emugel, profenid gel, salonpas gel,…
- Thuốc giãn cơ: như tolperisone (mydocalm), eperisone (myonal),…
- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như: glucosamin sulfat, chondroitin sulfat, diacerein.
- Giúp cột sống khỏe mạnh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép và ngăn ngừa thoái hóa tiếp bằng sản phẩm chứa Canxi, vitamin D, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu. Thời gian sử dụng sản phẩm này khi đã mắc bệnh ít nhất từ 3-6 tháng tùy theo mức độ thoái hóa. Có thể lặp lại mỗi năm ít nhất 2 đợt, mỗi đợt 3 tháng.
- Giải phóng các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, giảm tê bì và giảm thoái hóa khớp bằng sản phẩm chứa tiền vitamin B1, các vitamin nhóm B, chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

c) Điều trị biến chứng:
- Điều trị rối loạn tiền đình: Khi thoái hóa cột sống cổ có biến chứng rối loạn tình đình, ngoài điều trị thoái hóa cần điều trị tình trạng rối loạn tiền đình bằng các thuốc giúp tăng tuần hoàn não như Ginkgo Biloba, Piracetam,...
- Điều trị thoát vị đĩa đệm: Khi thóa hóa có biến chứng thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau kéo dài, hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không kết quả thì phải can thiệp bằng ngoại khoa.

 

Phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa sột sống cổ là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ở tuổi già. Điều này cho thấy bệnh không phải là quá trình tất yếu của tuổi già, mà hàm ý rằng phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống có thể tập trung vào:

- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu,...
- Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức.
- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.
- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đặc biệt bổ sung Canxi, Vitamin D, MK7 và vitamin C,… vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.
- Sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần như canxi, vitamin D, MK7, chondroitin sulfat,… giúp tăng tái tạo xương, tái tạo mô sụn.

 
Ths.Bs Vũ Văn Lực

Thoái hóa cột sống