Lúc này bạn nên xem lại khẩu vị ăn uống của gia đình mình có bị mặn quá không. Các khảo sát về vấn đề này cho thấy, khoảng 25% số người bị viêm họng mãn tính là hay ăn mặn.
Viêm họng có thể xuất phát từ thói quen ăn mặn của bạn
 
Amygdale là tổ chức hạch tọa lạc trên miếng đất là họng. Thường viêm họng đều kèm theo viêm amygdale bởi vi khuẩn nơi đây thường xâm nhập môi trường hong, khu trú và gây viêm các bộ phận nơi đây

Vào buổi sáng, lúc ngủ dậy nhiều người thường cảm thấy đau rát cổ họng, ho, những triệu chứng này có thể dấu hiệu tiềm tàng của viêm họng.

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng thường là do viêm, nhiệt và khô, trong mùa thu khô hanh, sức đề kháng kém nên rất dễ bị bệnh. Một vấn đề nữa cũng cần nhắc là khi viêm họng không được uống nước đá, không ăn kem bởi nhiệt độ ở họng thay đổi cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn ở đây tung hoành. Chuyện khạc đờm chứng tỏ họng bị viêm phù nề, xuất tiết.

Tuy nhiên nhiều người đã hạn chế ăn đồ lạnh mà vẫn vị viêm họng. Thực tế, viêm họng có thể xuất phát từ thói quen ăn mặn của chính bạn. Bởi thường xuyên ăn mặn sẽ giảm bớt sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi nảy nở trong đường hô hấp. Ngoài ra, ăn mặn có thể sẽ làm giảm sức đề kháng của niêm mạc, dẫn đến sức đề kháng niêm mạc họng kém hơn, nhân cơ hội này các loại vi trùng sẽ xâm nhập dẫn đến viêm họng.

Vì vậy, thường vào mùa thu và mùa đông, khi nấu nướng nên giảm lượng muối, ăn nhiều thức ăn tươi. Ngoài ra, không nên ăn những thức ăn cay, ăn ít những thức ăn rang như hạt dưa, lạc, vì những thứ này vừa mặn lại vừa khô, dễ dẫn đến khô miệng, họng và có thể dễ bị viêm họng hơn.

Khi bị viêm họng, trước mắt, bạn nên dùng nước muối (tỷ lệ pha khoảng 9g muối cho một lít nước), súc họng nhiều lần trong ngày. Uống một ngụm nước muối, ngửa cổ ra sau để nước muối giúp sát khuẩn vùng họng. Kết hợp với súc họng, trong việc ăn uống bạn có thể nấu một bát cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu làm vi khuẩn nơi đây từ sợ đến bị tiêu diệt. Bạn nên ăn nhiều thức ăn giàu chất vitamin B như gan động vật, các loại sữa, đỗ. Các thức ăn này có lợi cho việc làm lành vết thương, đồng thời tiêu viêm niêm mạc đường hô hấp. Ăn nhiều những thức ăn có chất keo như móng giò, bì lợn, gân, cá, hải sản... cũng có lợi cho việc làm lành chỗ viêm họng mãn tính.

Phương pháp xông hơi cũng có hiệu quả điều trị viêm họng. Bạn cho một chút dầu xanh vào tô nước đun sôi, bên trên có một cái phễu bằng bìa tự tạo, dùng mũi hít tinh dầu cho chúng chạy vào họng cũng có tác dụng sát trùng.

Nếu đã điều trị cả tháng mà không hết thì nên đi khám để biết rõ nguyên nhân đau họng của bạn là gì. Các bác sĩ sẽ tiến hành ngoáy họng cấy vi trùng, làm kháng sinh đồ và các phương pháp cần thiết để đánh giá chính xác hơn nguồn cơn gây viêm họng từ đó có phác đồ điều trị một cách tích cực nhất

 

Viêm họng