Biểu hiện của viêm khớp

Tùy thuộc vào loại viêm khớp mà có biểu hiện khác nhau, tuy nhiên các triệu chứng chung có thể bao gồm:

-  Đau khớp, đau tăng lên khi vận động

-  Cứng khớp, thường xuất hiện vào buổi sáng, cứng khớp sẽ giảm khi vận động

-  Sưng khớp, có thể tràn dịch khớp, hay gặp nhất là tràn dịch khớp gối

-  Các khớp viêm đỏ, có thể nóng hoặc không

-  Hạn chế vận động.

Một số loại viêm khớp có biểu hiện triệu chứng ở các bộ phận khác của cơ thể, như:

-  Sốt, mệt mỏi, phát ban, gầy sút cân

-  Khó thở, khô mắt, khô miệng

Các thể viêm khớp

- Thấp khớp:

Hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi (5 – 20 tuổi), có tiền sử viêm nhiễm đường hô hấp trên. Ở giai đoạn cấp tính thường kèm các triệu chứng sốt, đau họng, mệt mỏi khó chịu.

Biểu hiện ở khớp là các đợt viêm cấp tính, viêm có tính chất di chuyển ở những khớp lớn, có thể khỏi không để lại di chứng, nhưng rất hay tái phát.

- Viêm khớp dạng thấp:

Thường gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuổi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ. Trong thể này, triệu chứng viêm khớp ở giai đoạn đầu cũng giống như triệu chứng của thấp khớp nhưng thường biểu hiện ở các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân và đối xứng 2 bên.

Ở giai đoạn sau, biểu hiện thường gặp là tình trạng cứng khớp buổi sáng, trường hợp nặng có hiện tượng teo cơ, biến dạng khớp, hạn chế vận động.

- Viêm xương – khớp:

Thường được gọi là viêm khớp tăng sinh hay viêm khớp người già, thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tổn thương xảy ra ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp háng, khớp gối.

- Viêm khớp nhiễm khuẩn:

Do các vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây viêm. Tác nhân có thể do tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lao,…. Hay gặp ở những người bị vết thương thấu vào khớp, chấn thương, biến chứng do tiêm khớp, nhiễm trùng máu, giảm sức đề kháng...

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ của viêm khớp bao gồm:

- Tiền sử gia đình: Một số bệnh viêm khớp có tính chất gia đình, vì thế mà tỷ lệ mắc viêm khớp cao hơn ở những người có bố mẹ, hoặc anh chị em ruột bị viêm khớp.

- Tuổi: Nguy cơ của nhiều loại viêm khớp tăng lên theo độ tuổi.

- Giới: Nữ giới tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới, trong khi hầu hết các những người có bệnh gút là nam.

- Chấn thương: Những người đã bị thương trong khi chơi thể thao, tai nạn giao thông,… nhiều khả năng cuối cùng phát triển thành viêm khớp.

- Bệnh béo phì: Thừa cân, béo phì gây áp lực vào các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp.

Các biến chứng

- Viêm khớp ở giai đoạn sớm, gây đau nhức xương – khớp, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

- Viêm khớp nặng hoặc giai đoạn muộn có thể có cứng khớp, biến dạng khớp, hạn chế vận động ở các mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày, thậm chí liệt, phải nằm bất động hoàn toàn, sống phụ thuộc.

Điều trị

Điều trị viêm khớp tập trung vào làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng khớp. Có thể cần phải thử các phương pháp điều trị khác nhau, hoặc kết hợp các phương pháp điều trị, trước khi xác định được phương pháp tối ưu.

Điều trị bằng thuốc:

- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), đây là thuốc đầu tay, được sử dụng trong rất nhiều loại bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ nếu dùng kéo dài như có thể gây viêm, loét dạ dày, tá tràng.

- Thuốc giảm đau khác như paracetamol, opiat,… các thuốc làm mềm cơ như mydocalm,... cũng thường xuyên được sử dụng để phối hợp với thuốc NSAIDs trong điều trị các bệnh viêm khớp.

- Thuốc ức chế miễn dịch (DMARDs), thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, DMARDs làm chậm hoặc ngừng tấn công khớp của hệ thống miễn dịch. Ví dụ như methotrexate và hydroxychloroquine.

- Các loại corticoid, như prednisone, cortisone, làm giảm viêm và ức chế hệ miễn dịch. Corticoid có thể dùng đường uống, bôi tại chỗ, dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm nội khớp.

- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp viêm khớp do nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh là lựa chọn đầu tiên, có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc:

- Tăng cường thể dục thể thao, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng có tác dụng tốt trong một số bệnh viêm khớp. Luyện tập làm giảm nguy cơ cứng khớp, cải thiện tầm vận động, có tác dụng tốt trong một số thể viêm khớp.

- Nẹp, đai cột sống có thể được dùng để bất động trong một số trường hợp.

Phẫu thuật:

Các biện pháp điều trị bảo tổn không hiệu quả, có thể phải tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật:

- Loại bỏ màng hoạt dịch, được áp dụng trong trường hợp màng hoạt dịch sưng tấy trong viêm khớp dạng thấp, đặc biệt ở các cổ tay, bàn tay và các ngón tay. Phẫu thuật loại bỏ màng hoạt dịch có thể làm chậm quá trình diễn biến đến biến dạng khớp.

- Thay thế khớp, biện pháp này loại bỏ khớp hư hỏng và thay thế nó bằng một khớp nhân tạo. Khớp thay thế phổ biến nhất là khớp háng và khớp gối.

- Phẫu thuật chỉnh hình cột sống, được thực hiện trong trường hợp lệch trục cột sống, cong vẹo cột sống.

Điều trị hỗ trợ:

Trong mọi trường hợp, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật thì luôn luôn cần phải tăng cường sức khỏe xương, bằng cách bổ sung đầy đủ, tích cực hàng ngày các vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D và MK7, các khoáng chất giúp tăng tái tạo xương như magie, kẽm,.... Vì người bệnh sẽ rất khó bổ sung các chất này từ thực phẩm nên việc bổ sung bằng viên uống dạng thực phẩm chức năng chứa canxi, vitamin D và MK7 với hàm lượng đủ, cân đối, đặc biệt là phải đủ 100mcg MK7 mỗi ngày.

Phòng bệnh

- Giảm cân nặng: Nếu thừa cân, béo phì, giảm cân sẽ làm giảm sự tác động về trọng lượng với sức chịu đựng của khớp. Điều này làm giảm nguy cơ viêm khớp trong tương lai.

- Thể dục thể thao: Thường xuyên tập thể dục có thể giúp hạn chế cứng khớp, giữ cho các khớp linh hoạt. Bơi hoặc thể dục nhịp điệu thường là một lựa chọn tốt bởi vì nổi trên nước làm giảm căng thẳng các khớp mang trọng lượng.

- Chườm nóng hoặc lạnh: Miếng đệm hệ thống sưởi ấm hoặc nước đá gói có thể giúp giảm đau trong viêm khớp.

- Thiết bị hỗ trợ: Sử dụng nạng, đai, nẹp và các thiết bị trợ giúp khác có thể giúp bảo vệ các khớp và cải thiện khả năng thực hiện công việc hàng ngày, hạn chế tác động xấu lên các khớp.

- Điều chỉnh lối sống, chế độ ăn: Hạn chế uống rượu bia, bỏ hút thuốc (nếu có), không ăn mỡ phủ tặng động vật.

Viêm khớp