Đến cuối tháng thứ 2, sụn cốt hóa để hình thành xương. Quá trình phát triển xương tiếp tục cho đến khi trẻ sinh ra và duy trì cho đến khoảng 25 tuổi.

Mặc dù được khoáng hóa rất cao, nhưng xương luôn luôn có sự đổi mới, tức là luôn có sự tạo xương và hủy xương. Nhờ quá trình tạo xương và hủy xương mà xương luôn luôn được đổi mới.

Các giai đoạn phát triển xương:

- Giai đoạn phát triển:

Trẻ em khi mới sinh ra, có xương đã được cốt hóa (các xương dẹt như xương sọ, các xương ở mặt), có những xương chưa được cốt hóa hoàn toàn (các xương dài), trong khi có những xương tồn tại dưới dạng sụn suốt đời (các sụn sườn). Chính nhờ quá trình cốt hóa sụn đầu các xương dài mà làm cho xương dài ra, đồng nghĩa với việc giúp cơ thể phát triển về chiều cao.

Ở giai đoạn phát triển, quá trình tạo xương lớn hơn quá trình hủy xương, nhờ đó mà xương phát triển cả về chiều dài và chiều ngang. Quá trình này kéo dài cho đến khi cơ không lớn được nữa, thường ở khoảng 25 tuổi. Khối lượng xương phát triển đến một giá trị tối đa mà ở đó xương không phát triển thêm được nữa thì được gọi là khối lượng xương đỉnh. Khối lượng xương đỉnh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Chỉ cần tăng khối lượng xương đỉnh thêm 10%, có thể giảm được khoảng 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.

Trong giai đoạn phát triển, giai đoạn dậy thìcó sự phát triển nhanh, mạnh về thể lực, chiều cao, tâm sinh lý. Trong đó quá trình cốt hóa sụn ở đầu các xương dài diễn ra mạnh. Hơn nữa, tuổi này trẻ hoạt động nhiều, nên cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ phát triển hết tiềm năng.Trong đó ngoài bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp tăng tái tạo xương như canxi, vitamin D, magie, kẽm… thì việc cung cấp chondroitin, thành phần giúp tăng tái tạo sụn cũng vô cùng quan trọng.

- Giai đoạn cân bằng:

Quá trình tạo xương và hủy xương cân bằng nhau, khi đó xương không phát triển thêm được nữa, nhưng cũng chưa xảy ra hiện tượng mất xương. Giai đoạn này thường vào khoảng 25 – 35 tuổi.

- Giai đoạn mất xương:

Sau 35 tuổi, cơ thể bắt đầu bước vào thời kỳ mất xương sinh lý, khi đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Ở giai đoạn 35 – 40 tuổi, cơ thể mất đi khoảng 0,1 – 0,5% khối lượng xương mỗi năm, giai đoạn này còn gọi là thời kỳ mất xương chậm.

Sau tuổi 40, phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, sự suy giảm hormon estrogen bắt đầu diễn ra. Estrogen là một nội tiết tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ nói chung và sức khỏe xương nói riêng. Giai đoạn này, mỗi năm phụ nữ có thể mất khoảng 1 – 3% khối lượng xương.
Ở nam giới, sau tuổi 40 cũng diễn ra sự mất xương nhưng chậm hơn so với phụ nữ. Đến khoảng sau 65 tuổi, khi đó mới có thể bị giảm mật độ xương và loãng xương.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương:

- Chế độ dinh dưỡng:
Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển xương. Khi mang thai, người mẹ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến chậm phát triển xương.
Trẻ em trong giai đoạn đang lớn cũng vậy, việc thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D, MK7 (Vitamin k2), kẽm, sắt… rất dễ bị còi xương suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển xương và răng…vv

Người trưởng thành, nếu không cung cấp đủ các dưỡng chất, như Canxi, Vitamin D, MK7… cũng dễ dẫn đến giảm mật độ xương, loãng xương. Khi đó xương giòn, dễ gãy sau một va chạm nhẹ, thậm chí tự nhiên gãy xương.

- Yếu tố di truyền:
Nói chung, cơ thể được thừa hưởng bộ gen di truyền từ thế hệ trước, tức là nếu bố, mẹ có bộ xương to lớn thì con cái cũng có bộ xương phát triển.

- Luyện tập thể lực:
Luyện tập thể lực cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xương. Luyện tập thể lực vừa giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, tăng hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời luyện tập thể lực cũng giúp tăng tái tạo xương, tăng tiết hormon GH (hormon tăng trưởng của cơ thể).

- Các yếu tố khác:

Môi trường sống, ánh năng, bệnh tật, thói quen sinh hoạt, khả năng đáp ứng các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe…vv cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xương.

Một số thói quen không tốt như chế độ ăn mặn, hút thuốc, uống nhiều rượu, bia, các chất kích thích đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương.

Làm việc, học tập quá nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xương, đặc biệt là ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.

Vai trò của các dưỡng chất đối với quá trình phát triển xương:

- Canxi:
Đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển xương, trong cơ thể canxi tập trung 99% ở xương, răng, chỉ 1% trong máu và các cơ quna khác. Canxi giúp xương chắc khỏe, tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng vừa đủ, nếu thừa hoặc không hấp thu hết từ ruột vào máu sẽ gây táo bón, sỏi thận, vôi hóa thành mạnh. Cần chuyển hóa vào xương, bởi canxi dư thừa trong máu sẽ gây xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm. Nên chọn canxi nano giúp hấp thu tối đa, hạn chế dư thừa.

- Vitamin D:
Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở ống thận, kết quả làm tăng canxi trong máu.

- MK7:
Là vitamin K2 tự nhiên duy nhất, được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống Natto của Nhật Bản. Giúp vận chuyển canxi từ máu vào xương bằng cách hoạt hóa một protein làosteocalcin, nhờ đó mang canxi từ máu và gắn vào xương. MK7 được ví là “người lái xe” đưa canxi vào đúng nơi cần đến. Nếu không có MK7 (người lái xe) thì canxi sẽ đi vào bất kì mọi nơi. Nếu không có MK7, dù có vitamin D thì canxi sẽ chống lại bạn. Khi đó canxi thích gắn vào mô mềm, vào mạch máu (như động mạch vành tim, thận, tĩnh mạch) hơn là gắn vào xương của bạn, gây ra nhiều phiền hà cho con người (như nhiều bệnh xương khớp, vôi hóa mạch máu tạo vữa xơ động mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh mạch vành tim, sỏi thận, suy thận, vôi hóa các mô liên kết, tạo vết nhăn v.v…)

MK7 không chỉ giúp xương chắc khỏe bằng cách đưa canxi từ máu vào xương, mà còn giúp xương dẻo dai, đàn hồi tốt hơn nhờ tác dụng tăng sản xuất Collagen trong xương.

- Ngoài ra, xương cần thêm các khoáng chất khác để phát triển chắc khỏe, đó là: magie, mangan, kẽm, đồng, boron, silic (trong cỏ đuôi ngựa).

- Chondroitin sulfat:
Chondroitin tham gia vào thành phần cấu tạo của các tổ chức sụn, gân, da, mắt, thần kinh…
Chondroitin sulfat kích thích quá trình tổng hợp các proteoglucan, thành phần cơ bản tạo sụn, nên có tác dụng tái tạo mô sụn, đảm bảo sụn vừa chắc vừa có tính đàn hồi. Ngoài ra, chondroitin còn ức chế enzym elastase có tác dụng phá hủy sụn. Đồng thời kích hoạt enzyn có vai trò xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic là chất giúp khớp hoạt động tốt.

- Xương cần chondrotin và silic để tăng tạo sụn. Cần acid folic và DHA để tăng khối xương.

 
ThS. BS. Vũ Văn Lực

Cơ Xương Khớp