Trong quá trình điều trị bệnh viêm âm đạo, ngoài kháng sinh đường uống, chị em có thể sẽ được kê thêm thuốc đặt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn rất lúng túng trong cách đặt thuốc viêm âm đạo khiến hiệu quả không cao. Vậy cách đặt thuốc viêm âm đạo như thế nào mới là đúng?

Thuốc đặt trị viêm âm đạo: gồm các chất có tác dụng kháng tác nhân gây bệnh, làm thay đổi môi trường âm đạo nhằm trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.

Các loại thuốc đặt trị viêm âm đạo

- Thuốc đặt chứa một kháng sinh có tác dụng diệt một tác nhân gây viêm như: metronidazol đặc trị Trùng roi, Clotrimazol đặc trị
- Thuốc đặt chứa nhiều kháng sinh có tác dụng cùng một lúc kháng nhiều tác nhân gây nên bệnh như: Neo-tergynan, Polygynax, Neo Penotrean...
- Thuốc đặt chứa hormone estrogen: có tác dụng làm cho niêm mạc âm đạo phát triển để có độ dày, tăng độ mềm mại và tiết ra dịch âm đạo tạo cảm giác hứng thú trong giao hợp, không đau.

Cách đặt thuốc viêm âm đạo đúng: chuẩn thao tác và thời gian

Thuốc đặt viêm âm đạo có thể ở dạng viên trứng hoặc viên nén cứng. Với viên trứng có thể đặt thẳng vào âm đạo còn với những viên nén cứng, khó tan, chị em cần phải làm ẩm viên thuốc khoảng 20 – 30 giây trước khi đặt.

 

Một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải là không vệ sinh tay (móng tay cũng cần cắt để tránh gây trầy xước bên trong) cũng như bộ phận sinh dục sạch sẽ.Khi đặt thì kẹp viên thuốc vào giữa hai ngón tay rồi đưa sâu vào trong âm đạo và cần ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, ngồi xổm hoặc đứng gác một chân lên ghế.

Về thời gian: tốt nhất nên đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ để giữ viên thuốc trong âm đạo còn nếu đặt vào lúc khác thì nên nằm nghỉ vài tiếng. Đồng thời, cần lưu ý thêm là trong thời gian đặt thuốc tránh quan hệ để thuốc phát huy tác dụng.

Lưu ý thêm khi đặt thuốc viêm âm đạo

- Dùng đúng thuốc đặc trị cho từng loại viêm, dùng đủ liều khoảng 7 – 10 ngày hoặc tùy theo các loại thuốc đặt khác nhau. Phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, không tự ý mua về đặt bởi đặt thuốc không đúng sẽ không có tác dụng mà còn "rước họa vào thân".

- Dùng không đủ liều, không đều đặn hay lạm dụng dùng kéo dài cũng có thể dẫn tới hiện tượng kháng thuốc. Khi bắt đầu dùng kháng sinh điều trị, thời gian lui bệnh sẽ nhanh (giảm hẳn các triệu chứng ngứa, rát,...), chỉ khoảng 3 – 5 ngày song để khỏi hoàn toàn thì khó. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân khi thấy giảm các triệu chứng thì nghĩ là bệnh đã khỏi nên dừng lại. Thực chất là khi bị tấn công, khi khuẩn sẽ ngừng hoạt động tạm thời nên nếu không điều trị tiếp vi khuẩn sẽ lại hồi phục, tiếp tục hoạt động dẫn tới kháng thuốc khiến quá trình điều trị khó khăn và bệnh hay tái phát, kéo dài dai dẳng.

- Với trường hợp bệnh nặng nên kết hợp cả thuốc uống và thuốc đặt theo chỉ định của bác sỹ. Kháng sinh tây y đường uống cũng sẽ có một số tác dụng phụ như trong quá trình diệt vi khuẩn có hại sẽ vô tình diệt cả vi khuẩn có lợi. Để rút ngắn thời gian điều trị bằng kháng sinh tây y, chị em nên bổ sung điều trị thêm bằng kháng sinh thực vật (Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm..., tăng cường thêm lợi khuẩn như trong chế phẩm Immune Gamma.  

- Khâu vệ sinh cũng như cách chọn dung dịch vệ sinh vùng kín thực sự rất quan trọng, tăng thêm hiệu quả trong cách đặt thuốc viêm âm đạo. Dung dịch vệ sinh thông thường sẽ không giúp hỗ trợ điều trị bệnh trong khi dung dịch có tính sát khuẩn mạnh sẽ diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi, càng làm mất cân bằng độ pH âm đạo. Chị em nên chọn những loại có độ pH an toàn = (4-6), có tác dụng diệt vi khuẩn có hại song vẫn bảo toàn vi khuẩn có lợi như gel kháng khuẩn,...