Rối như tơ vò khi kinh nguyệt bị rối loạn

Chị Thu Hương (30 tuổi), TP. Hồ Chí Minh tâm sự: "Em năm nay 30 tuổi, đã có một bé gái, đã 5 tháng nay em không có kinh nguyệt rồi. Em đang rất lo lắng. Trước khi mất kinh thì kinh nguyệt cũng có thất thường, lúc ra ít lúc ra nhiều rồi dần dần không thấy đến bây giờ. Em có đi khám thì bác sĩ bảo bị rối loạn kinh nguyệt mà đang uống thuốc rồi nhưng chưa thấy đỡ nhiều. Em không biết sau này có ảnh hưởng gì đến vấn đề sinh em bé nữa hay không. Làm sao để điều trị khỏi".

"Chu kỳ kinh nguyệt của cháu thường không đều và cứ khoảng 2 tháng rưỡi mới có kinh và có trong vòng 1 tuần mới hết. Tuy nhiên, tự dưng tháng này cháu hết kinh được 15 ngày rồi và rồi lại có kinh tiếp, kéo dài gần 2 tuần rồi mà lượng máu ra ít lắm, lúc có lúc không ạ. Như vậy cháu có bị làm sao không, cháu rất lo, cháu năm nay mới 25 tuổi, chưa lập gia đình", Minh Hạnh (Thái Bình) chia sẻ.

Theo Thầy thuốc ưu tú, BS Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Đông y Hòa Bình, cả hai trường hợp trên đều chung tình trạng là rối loạn kinh nguyệt, gặp rất nhiều ở chị em hiện nay.

Rối loạn kinh nguyệt có những biểu hiện cụ thể là gì?

Bác sĩ Hồng Hải cho biết, thường sau tuổi 30, lượng nội tiết tố estrogen do buồng trứng tiết ra bắt đầu suy giảm, cứ 10 năm lại giảm đi 15%. Sau độ tuổi 40 tới 55 tuổi, thì lượng estrogen chỉ còn 10% so với hồi trẻ. Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ khiến cho quá trình rụng trứng diễn ra không ổn định đồng thời gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Một số nguyên nhân khác gây rối loạn kinh nguyệt gồm: cân nặng thất thường, sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, mắc bệnh lý phụ khoa,...

Những biểu hiện cụ thể của tình trạng rối loạn kinh nguyệt là:

- Bất thường về chu kỳ kinh: Vòng kinh dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).

- Bất thường về máu kinh: Là những bất thường về số lượng hoặc tính chất máu kinh. Máu kinh thường là màu đỏ thẫm, không đông, có mùi hơi tanh. Nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi, hồng nhạt là bất thường.

- Cường kinh, băng kinh, thiểu kinh.

- Rong kinh, rong huyết

- Đau bụng dưới khi hành kinh

- Đau lưng kèm tức ngực, căng vú, buồn nôn,...

Các trường hợp được khuyến cáo cần điều trị rối loạn kinh nguyệt

- Chị em trong độ tuổi sinh sản, bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài (từ 3 chu kỳ trở lên).

- Bạn gái đã qua tuổi dậy thì, sau tuổi 18 mà vẫn bị rối loạn kinh nguyệt.

- Khi khám phụ khoa mắc các bệnh như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,…

- Khi bị rong kinh, rong huyết kéo dài, số ngày kinh quá dài gây thiếu máu, thiếu sắt.

- Riêng trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh, chị em không đặt nặng mục tiêu điều trị rối loạn kinh nguyệt mà cần bổ sung nội tiết giúp tuổi kinh kéo dài hơn, giảm mức độ rối loạn kinh nguyệt, giúp chị em vượt qua thời kỳ này một cách nhẹ nhàng nhất.

Điều trị và phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt thế nào?

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu không được điều trị sẽ gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như: tăng nguy cơ vô sinh; gây thiếu máu; tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa; là dấu hiệu chứng tỏ sự mất cân bằng hoặc suy giảm nội tiết, thậm chí có thể là dấu hiệu mãn kinh. Rối loạn kinh nguyệt cũng cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung.... và ảnh hưởng tới sức khỏe, nhan sắc, khiến chị em mệt mỏi, chán ăn, tình trạng da xấu đi.

Rối loạn kinh nguyệt được coi là bình thường khi ở tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động với những chu kỳ kinh nguyệt, thường rối loạn trong một thời gian đầu và ổn định dần sau đó; hoặc sự rối loạn kinh nguyệt còn gặp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, khi nội tiết tố bắt đầu suy giảm, kéo theo hoạt động của buồng trứng cũng dần không còn nhịp nhàng.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì không nhất thiết phải điều trị vì khi cơ quan sinh dục phát triển hoàn thiện, chu kỳ sẽ dần ổn định. Còn với tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh, chị em cũng không đặt nặng mục tiêu điều trị mà nên chú trọng bổ sung nội tiết giúp tuổi kinh kéo dài hơn, giảm mức độ rối loạn kinh nguyệt và quan trọng hơn là giúp vượt qua thời kỳ này một cách nhẹ nhàng nhất.

Còn đối với chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, rối loạn kinh nguyệt cần sớm điều trị.

Chẳng hạn với tình trạng của Thu Hương, Minh Hạnh như ở trên hay bất cứ ai đang bị rối loạn kinh nguyệt, tốt nhất, chị em nên đi thăm khám phụ khoa để được loại trừ nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt do viêm nhiễm, bệnh lý phụ khoa và nếu có thì cần điều trị tích cực.

Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trước đây, nhiều người thường dùng thuốc tây để bổ sung nội tiết tố (hormone). Tuy rằng hiệu quả cao nhưng cách này để lại rất nhiều tác dụng phụ, nguy hiểm nhất là gây ung thư. Bởi vậy, các bác sĩ chỉ sử dụng thuốc này khi không còn giải pháp nào khác và cần theo dõi chặt chẽ khi uống.

Bác sĩ Hồng Hải khuyên chị em nên sử dụng sản phẩm giúp bổ sung tiền nội tiết từ thảo dược như EstroG-100, Pregnenolone. Trong đó, EstroG-100 là Estrogen thảo dược (được bào chế từ 3 loại cây thuốc quý của Hàn Quốc là Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu) cho hiệu quả cao gấp hơn 3 lần các loại khác và an toàn bậc nhất, được phụ nữ các nước phát triển sử dụng rất phổ biến, được kiểm duyệt và chứng nhận an toàn của FDA Mỹ, Hàn Quốc, Canada.

Đồng thời, Pregnenolone (tiền nội tiết tố thảo dược bào chế từ củ mài) giúp kích thích cơ thể sản xuất ra Progesterone nội sinh cùng 1 số nội tiết tố khác cân bằng với lượng Estrogen, làm cho chu kỳ kinh nguyệt đều và gọn, không gây dư thừa.

Bổ sung sản phẩm chứa EstroG -100, Pregnenolone chính là giải pháp khắc phục chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ hiệu quả và an toàn bậc nhất hiện nay.

Trong trường hợp bị rong kinh, rong huyết, ra máu kinh quá nhiều hoặc kéo dài, chị em cần lưu ý sử dụng thêm viên sắt hữu cơ (nhằm chống thiếu máu, thiếu sắt nhưng tránh bị táo bón, nóng nhiệt) và vệ sinh vùng kín đúng cách bằng sản phẩm chuyên dụng có PH=(4-6), chứa Nano bạc, tinh chất chè xanh để ngăn ngừa viêm nhiễm.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em chú ý:

- Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

- Nghỉ ngơi điều độ

- Giảm stress

- Hạn chế chất kích thích

- Quan hệ tình dục an toàn

- Kiểm soát cân nặng

- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai,...