Triệu chứng mẹ cần biết

Mẹ làm gì khi trẻ bị viêm tai ngoài?
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm ở ống tai ngoài xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn do trẻ có ống tai hơi nhỏ hơn. Nguyên nhân do tiếp xúc với nước bẩn hay do ngoáy tai gây trầy xước thường xảy ra đặc biệt khi trẻ đi bơi từ đó nước bẩn, cát hay tạp chất khác lọt vào tai cũng có thể gây viêm nhiễm.

Triệu chứng viêm tai ngoài bao gồm đau, ngứa, cảm giác khó chịu do sưng trong tai và ống tai. Viêm nhiễm nặng do vi khuẩn có thể gây đau nhói, chảy mủ tai và làm giảm thính lực. Cảm giác đau tăng nhiều hơn khi nhai hoặc khi bị ấn vào vùng trước tai hoặc khi sờ vào tai. Nhìn vào tai có thể thấy ống tai bị sưng, đỏ, có thể có chảy nước trông như mủ. Khi phát hiện ra các dấu hiệu trên các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc, áp dụng cách nhỏ tai và chăm sóc thích hợp.

Điều trị đơn giản tại nhà

Viêm ống tai ngoài thường kéo dài trong 1 tuần và có thể điều trị tại nhà. Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp trẻ giảm khó chịu do viêm ống tai ngoài lan tỏa:

- Giữ cho tai luôn sạch và khô
- Cho trẻ dùng viêm giảm đau paracetamol nếu bé trên 3 tháng tuổi
- Dùng axit acetic nhỏ tai, đây là thuốc không kê theo đơn có thể mua tại các cửa hàng dược phẩm. Cứ vài phút lại nhỏ 1 lần rồi đặt trẻ nằm nghiêng để nước chảy ra khỏi tai.

Nếu điều trị tại nhà không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ kê kháng sinh hay thuốc corticosteroid nhỏ tai. Những loại thuốc này sẽ tiêu viêm trong 2 - 3 ngày nhưng vẫn tiếp tục phải dùng đủ liều để đảm bảo vi khuẩn mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Luôn tuân thủ theo hướng dẫn về dùng thuốc và chăm sóc để ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm liều lượng của việc dùng thêm thuốc.

Khi nào nên đi khám?

Liên lạc với bác sĩ nếu triệu chứng ở tai bé kéo dài hơn 4 - 5 ngày, nếu bé đã từng bị viêm tai hay tái phát viêm ống tai ngoài. Mẹ có thể đưa trẻ đi khám nếu thấy dịch nhiều trong tai hoặc thấy sức nghe của trẻ có vấn đề.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể có thể lan vào sâu bên trong, gây ra viêm tai giữa. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy bé có biểu hiện đau, sốt và quan sát tai có thể nhìn thấy rõ ổ sưng viêm bên trong ống tai.

Biện pháp phòng tránh

Để phòng tránh các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Cho trẻ đi bơi nên lựa chọn những nơi có nước sạch, đảm bảo an toàn. Nếu có thể nên trang bị đủ các vật dụng cần thiết để bảo vệ tai như phao, nút tai.
- Giữ cho tai khô sau khi bơi hoặc tắm. Làm khô tai nhẹ nhàng bằng cách quấn một góc nhỏ khăn giấy hoặc khăn vải để lau tai.
- Nếu chẳng may bị nước vào tai, hướng dẫn trẻ nghiêng đầu, lắc nhẹ để nước chảy ra khỏi tai, kéo nhẹ vành tai tạo đường thẳng để nước chảy ra ngoài. Không nên làm sạch tai bằng dụng cụ lấy ráy tai hoặc bất kỳ vật gì khác.
- Không cho trẻ đi bơi khi đang bị cảm cúm, viêm tai giữa, viêm mũi xoang.