Thuốc Aciloc 300 - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Aciloc 300
    • Thuốc khác
    • Viên nén
    • VN-17848-14
    • Mỗi viên nén bao phim có chứa:
      Hoạt chất: Ranitidin hydrochlorid tương đương Ranitidin 150mg
      Tá dược: Cellulose vi tinh thể, natri croscarmellose (Ac-di-sol), nước vô khuẩn*, dibasic calci phosphat, calci stearat, dinatri hydro phosphat (dajng khan), tá dược bao phim Opadry green 21S51005 (hypromellose 15 cp, titan dioxid, ethylcellulose 10cp, diethyl phthalat, quinolin yellow 18% - 24%, brilliant blue FCF 11% - 13%, oxid sat vang), dichloromethan*, isopropyl alcohol*.

    Công dụng:
    Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể Hạ histamin. Thuốc có khả năng làm giảm khoảng 90% acid dịch vị tiết ra sau khi uống 1 liều điều trị, có tác dụng làm liền nhanh vết loét dạ dày tá tràng, và ngăn chặn bệnh tái phát. Hơn nữa, thuốc có vai trò quan trọng trong kiểm soát hội chứng Zollinger — Ellison và trạng thái tăng tiết dịch vị quá mức.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Điều trị loét dạ dày và tá tràng lành tính, kể cả các trường hợp do thuốc chống viêm non-steroid, loét sau phẫu thuật, trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger Ellison.
    Điều trị loét tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori.
    Điều trị chứng khó tiêu mãn tính, được đặc trưng bởi đau (đau thượng vị và xương ức) có liên quan đến bữa ăn hoặc mắt ngủ nhưng không phải do các tác nhân trên gây ra.
    Ranitidin còn được dùng để điều trị tổn thương niêm mạc dạ dày (ăn mòn, chảy máu, phù trong các bệnh: viêm dạ dày cấp tính, giai đoạn tiến triển cấp tính của viêm dạ dày mạn). Dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson), đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.

    Đối tượng sử dụng:
    Điều tị viêm loét tá tràng lành tính và cấp tính, trào ngược dạ dày thực quản.

    Cách dùng:
    Thuốc dùng đường uống. Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
    Người lớn (kể cả người cao tuổi), thanh thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên):
    Loét dạ dày tá tràng lành tính:
    Giai đoạn cấp tính: Liều khuyên dùng là 150 mg x 2 lần/ngày hoặc 300mg trước khi đi ngủ. Trong hầu hết các trường hợp loét dạ dày tá tràng lành tính, vết loét có thể liền sau 4 tuần điều trị. Vết loét vẫn tiếp tục liền ở những bệnh nhân chưa liền hoàn toàn sau 4 tuần. Với những vết loét do NSAID. thời gian điều trị thường là 8 tuần. Nhưng với một số bệnh nhân, thời gian điều trị có thể bị kéo dài hơn.
    Điều trị duy trì: sau khi vết loét bắt đầu liền, uống 150mg ranitidin trước khi đi ngủ.
    Trào ngược thực quản: Liều thường dùng cho người lớn là 150 mg x2 lần/ ngày hoặc 300mg trước khi đi ngủ x 8 tuần. Trong những trường hợp nặng, có thể tăng liều lên 300 mg x 4 lần/ ngày.
    Loét tá tràng có nhiễm H. pylori: 150 mg x 2 lần/ ngày hoặc 300mg trước khi đi ngủ, dùng kết hợp với Amoxicillin 750 mg x 3 lần/ ngày và Metronidaxol 500mg x 3 lần/ ngày trong 2 tuần.
    Sau đó tiếp tục điều trị với Ranitidin trong 2 tuần.
    Loét sau phẫu thuật: Liều khuyến cáo: 150mg x2 lan/ngay x 4 tuần. Loét và chảy máu đường tiêu hóa: Nếu do tổn thương niêm mạc dạ dày cấp tính nên bắt đầu điều trị theo đường tiêm. Liều uống là 150 mg x 2 lần/ ngày.
    Dự phòng trước khi gây mê (phòng hội chứng Mendelson): 150mg Ranitidin trước khi gây mê toàn thân 2 giờ và có thể uống 150mg vào tối hôm trước.
    Đề giảm acid dạ dày (để phòng hít phải acid) trong san khoa: Cho uống 150mg ngay lúc chuyển dạ, sau đó cứ cách 6 giờ uống 1 lần;

    Chống chỉ định: 

    Quá mẫn với Ranitidin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

    Khuyến cáo và thận trọng

    • Việc điều trị với chất đối kháng H2 histamine có thể che giấu các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Theo đó, khi nghi ngờ loét dạ dày nên loại trừ khả năng bị ung thư trước khi bắt đầu điều trị với Ranitidin. 
    • Ranitidin được đào thải qua thận và khi suy thận trầm trọng, nồng độ của Ranitidin trong huyết tương gia tăng. Vì vậy cần điều chỉnh liều Ranitidin cho những bệnh nhân này. 
    • Sử dụng cho phụ nữ có thai: Chưa có các nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của Ranitidin trên phụ nữ có thai, các nghiên cứu trên thỏ và chuột không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nào trên thai nhi. Do vậy chỉ nên sử dụng Ranitidin trên phụ nữ có thai khi thật cần thiết sau khi cân nhắc lợi hại. 
    • Sử dụng cho phụ nữ cho con bú: Ranitidin có bài tiết qua sữa mẹ do vậy chỉ nên dùng khi cho con bú nếu xét thấy cần thiết. 
    • Ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc:
    • Cần thận trọng do thuốc có thể gây các tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt. yếu mệt, rối loạn điều tiết mắt.

    Tác dụng không mong muốn:

    Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, tần suất tác dụng phụ khoảng 3 - 5% số người được điều trị. Hay gặp nhất là đau đầu (2%), ban đỏ da (2%). 

    Thường gặp, ADR > 1/100 

    • Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, yếu mệt. 
    • Tiêu hóa: ỉa chảy. 
    • Da: Ban đỏ. 

    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

    • Máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
    • Da: Ban đỏ đa dạng 
    • Gan: Tăng men transaminase.

    Hiếm gặp, ADR < 1/1000

    • Toàn thân: Các phản ứng quá man xay ra nhu mề đay, co thắt phế quản, sốt choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp. 
    • Máu: Mắt bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kê cả giảm sản tủy xương. 
    • Tim mạch: Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốc nhĩ thất, suy tâm thu sau khi tiêm nhanh.  Nội tiết: To vú ở đàn ông. 
    • Tiêu hóa: Viêm tụy. 
    • Da: Ban đỏ đa dạng. 
    • Gan: Viêm gan, đôi khi có vàng da. 
    • Mắt: Rối loạn điều tiết mắt.

    Hạn dùng:

    36 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Bảo quản: 

    Bảo quản dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.

    Nhà sản xuất:

    Cadila Pharmaceuticals Ltd.

    1389, Trasad Road, Dholka-387 810, District: Ahmedabad, Gujarat state Ấn Độ.

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG