Thuốc Aderonat - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Aderonat
    • Thực phẩm chức năng
    • Viên nén
    • VD-27207-17
    • Alendronat natri tương đương với Alendronic acid: 10 mg
      Tá dược: ( Manitol, Microcrystallin cellulose, Hydroxypropyl cellulose, lowsubstituted (LH 21), Natri crosscarmellose, PVP, Talc, Magnesi stearat) vừa đủ 1 viên.

    Công dụng:
    Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
    Thuốc điều trị để làm giảm nguy cơ gẫy xương hông và xương cột sống.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
    Thuốc điều trị để làm giảm nguy cơ gẫy xương hông và xương cột sống.

    Đối tượng sử dụng:
    Phụ nữ sau mãn kinh, người có nguy cơ gãy xương hông và xương cột sống.

    Cách dùng:
    Luôn luôn dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ đã nói với bạn. Hỏi lại bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn.
    Liều khuyến cáo là 10 mg alendronic acid một lần, ngày 1 lần (1 viên/lần, ngày 1 lần).
    Việc tuân thủ các hướng dẫn sau là rất quan trọng để đảm bảo thuốc nhanh chóng xuống dạ dày và giảm tác dụng kích ứng hoặc các tác dụng không mong muốn tại chỗ và thực quản.

    Chống chỉ định

    • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
    • Hạ canxi huyết, nhuyễn xương. 
    • Không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng trong ít nhất 30 phút. 
    • Rối loạn cấu trúc và chức năng thực quản: chậm làm rỗng thực quản do hẹp hoặc mất tính đàn hồi. 
    • Người đang có bệnh lý về đường tiêu hoá trên: khó nuốt, các bệnh thực quản, viêm dạ dày, viêm hoặc loét tá tràng. 
    • Trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú.

    Thận trọng

    Đã có báo cáo về các biến cố ở thực quản, viêm thực quản, loét thực quản, trợt thực quản, đôi khi kèm chảy máu, ở người bệnh đang điều trị bằng alendronat. Trong một số trường hợp, những tai biến này nặng, phải nằm viện. Vì vậy, thầy thuốc và bệnh nhân phải cảnh giác trước mọi dấu hiệu hoặc triệu chứng báo hiệu phản ứng của thực quản (khó nuốt, nuốt đau hoặc thấy bỏng rát sau xương ức), bệnh nhân cần báo ngay cho thầy thuốc và ngừng uống alendronat. Nguy cơ mắc tai biến nặng về thực quản gặp nhiều hơn ở những người bệnh nằm ngay sau khi uống alendronat và/hoặc không nuốt viên thuốc với một cốc nước đây (trên 200 ml) và/hoặc vẫn tiếp tục uống alendronat sau khi đã thấy các triệu chứng của kích ứng thực quản. Vì vậy việc cung cấp những chỉ dẫn đầy đủ về dùng thuốc cho người bệnh hiểu được là rất quan trọng.

    Vì alendronat có thể kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa trên và khả năng làm cho bệnh xấu đi, cần thận trọng khi dùng alendronat ở người có bệnh lý đang hoạt động về đường tiêu hóa trên (thí dụ khó nuốt, các bệnh thực quản, viêm dạ dày, viêm tá tràng hoặc loét).

    Đã có một số hiếm báo cáo về hoại tử xương hàm khu trú (ONJ), thường liên quan đến nhổ răng và/hoặc nhiễm khuẩn tại chỗ(kể cả viêm xương tủy) lâu khỏi, khi dùng bisphosphonate đường uống. Phần lớn những trường hợp hoại tử xương hàm do dùng bisphosphonate là ở bệnh nhân ung thư điều trị bằng bisphosphnate tiêm tĩnh mạch. Những yếu tố nguy cơ về ONJ đã biết bao gồm chẩn đoán ung thư, trị liệu phối hợp (ví dụ: hóa trị, xạ trị, dùng corticosteroid), kém vệ sinh răng miệng, các bệnh mắc đồng thời (bệnh nha chu và/hoặc bệnh răng đã có từ trước, thiếu máu, bệnh đông máu, nhiễm khuẩn) và hút thuốc. Người bệnh bị hoại tử xương hàm khu trú (ON)) cần được sự chăm sóc phù hợp của một bác sĩ nha khoa và cân nhắc ngừng sử dụng bisphosphonate tùy theo kết quả đánh giá nguy cơ/lợi ích trên từng người bệnh cụ thể. Các thủ thuật răng có thể làm bệnh nặng hơn. 

    Trước khi tiến hành các thủ thuật về răng (ví dụ: nhổ răng, cấy răng) bác sĩ điều trị cần đánh giá lâm sàng và đưa ra hướng xử lý, kể cả việc sử dụng bisphosphonate dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ/lợi ích cho từng người bệnh cụ thể.

    Người bệnh dùng bisphosphonate có khi gặp đau xương, khớp và/hoặc đau cơ. Theo kinh nghiệm sau khi đưa thuốc ra thị trường, những triệu chứng này hiếm khi ở mức độ nghiêm trọng, và/hoặc làm mất khả năng vận động. Thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng dao động từ một ngày tới nhiều tháng sau khi ngừng thuốc. Một số người bệnh bị tái phát khi dùng lại với cùng thuốc đó hoặc với một bisphosphonate khác.

    Đã có một số báo cáo về gãy xương do lực tác động nhẹ dưới mấu chuyển và đầu trên xương đùi ở người sử dụng bisphosphonate. Một số trong đó là nứt xương mà không có chấn thương. Một số người bệnh có dấu hiệu báo trước là đau ở vùng tổn thương, thường liên quan với hình ảnh nứt xương trong vòng hàng tuần đến hàng tháng trước khi xảy ra gãy xương thực sự. Việc tạm dừng sử dụng bisphosphonate trên người bệnh bị nứt xương nên được cân nhắc, trong lúc đánh giá bệnh nhân cần dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ/lợi ích trên từng người bệnh cụ thể.

    Phải điều trị chứng giảm calci huyết trước khi bắt đầu điều trị bằng alendronat. Cũng phải điều trị một cách hiệu quả các rối loạn khác về chuyển hóa vô cơ (thí dụ thiếu hụt vitamin D).

    Khi dùng thuốc cần bổ sung canxi và vitamin D nếu khẩu phần ăn hàng ngày cung cấp không :

    Phụ nữ có thai và đang cho con bú:

    • Phụ nữ có thai: Không có đủ dữ liệu nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.
    • Phụ nữ cho con bú: Không biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ không. Không sử dụng cho phụ nữ cho con bú. 

    Tác dụng không mong muốn

    Trong nghiên cứu lâm sàng các phản ứng có hại do dùng alendronat thường nhẹ và nói chung không cần phải ngừng thuốc. Tỷ lệ tác dụng không mong muốn tăng đáng kể ở người điều trị bệnh xương paget với liều 40mg/ngày, chủ yếu là tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa.

    Hệ thống miễn dịch: 

    • Hiếm gặp ADR< 1/1000: Phản ứng dị ứng gồm mày đay, phù mạch.

    Chuyển hóa:

    Hiếm gặp, ADR< 1/1000: hạ canxi-huyết triệu chứng, thường liên quan đến các điều kiện thuận lợi của bệnh.

    Hệ thần kinh:

    • Thường gặp, ADR> 1/100: đau đâu, chóng mặt 
    • ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: rối loạn vị giác.

    Mắt:

    • ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: viêm màng mạch nho, viêm củng mạc hoặc viêm thượng củng mạc. 

    Tai và ống tai:

    • Thường gặp ADR> 1/100: ảo thính giác 

    Tiêu hóa:

    • Thường gặp, ADR> 1/100: dau bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, loét thực quản, nuốt khó, đầy bụng, trào ngược acid 
    • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: buồn nôn, nôn, viêm dạ dày, viêm thực quản, loét thực quản nặng, trợt thực quản. 
    • Hiếm gặp, ADR< 1/1000: Hẹp thực quản; loét miệng - hầu; loét, chảy máu ở đường tiêu hóa trên. 

    Da và tổ chức dưới da: 

    • Thường gặp, ADR> 1/100: ngứa, rụng tóc 
    • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: phat ban, ban đỏ
    • Hiếm gặp, ADR< 1/1000: phát ban nhạy cảm với ánh sáng, phản ứng dị ứng da nghiêm trọng bao gồm Stevens-Johnson hoặc hoại tử biểu bì nhiễm độc 

    Cơ xương: 

    • Hay gặp ADR> 1/10: đau cơ xương (cơ, xương, khớp) đôi khi đau nang. 
    • Thường gặp, ADR> 1/100: cứng khớp 
    • Hiếm gặp, ADR< 1/1000: hoại tử xương khu trú ở ham, hư khớp hàm và có thể gãy đầu trên xương đùi (tác dụng không mong muốn của nhóm bisphosphonate) 

    Toàn thân: 

    • Thường gặp, ADR> 1/100: suy nhược, phù mạch ngoại vi.
    • ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: triệu chứng thoáng qua như đáp ứng ở pha cấp tính đau cơ, khó chịu, hiếm khi có thể sốt. 

    Hạn dùng thuốc:

    36 tháng kể từ ngày sản xuất

    Không dùng thuốc sau khi hết hạn được ghi trên vỉ/hộp thuốc.

    Nhà sản xuất: 

    Công ty cổ phần dược TW Mediplantex

    Nhà máy dược phẩm số 2: Trung Hậu, Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội Việt Nam

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG