Thuốc Akedim - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Akedim
    • Thuốc điều trị ký sinh trùng, thuốc kháng khuẩn và điều trị virus
    • Bột pha hỗn dịch
    • VD-18067-12
    • Hộp 1 lọ, 10 lọ; Hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 5ml; Hộp 1 lọ thuốc + 1 ống nước cất pha tiêm 10ml ( ceftazidime 1,25g và 1,5g)

    Công dụng:
    Ceftazidime là Cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế các enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.Thuốc bền vững với hầu hết các Beta - lactamase của vi khuẩn trừ enzym của Bacteroides, Thuốc nhạy cảm với nhiều vi khuẩn Gram âm đã kháng Gentamicin và các Aminoglycosid khác và các vi khuẩn Gram dương đã kháng Ampicillin và các Cephalosporin khác.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Chỉ định Ceftazidime trong những nhiễm khuẩn rất nặng, đã điều trị bằng kháng sinh thông thường không đỡ để hạn chế hiện tượng kháng thuốc.
    Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm như.
    Nhiễm khuẩn huyết.
    Viêm màng não.
    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng
    Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn trong bệnh nhầy nhớt.
    Nhiễm khuẩn xương và khớp.
    Nhiễm khuẩn phụ khoa.
    Nhiễm khuẩn trong ở bụng.
    Nhiễm khuẩn da và mô mềm bao gồm nhiễm khuẩn bỏng và vết thương.
    Những trường hợp nhiễm khuẩn kể trên đã xác định hoặc nghi ngờ do Pseudomonas hoặc Staphylococcus như viêm màng não. do Pseudomonas, nhiễm khuẩn ở người bị giảm bạch cầu trung tỉnh, cắn phải phối hợp Ceftazidim với kháng sinh khác,


    Đối tượng sử dụng:
    Người lớn và trẻ em

    Cách dùng:
    Liều lượng
    Việc lựa chọn liều dùng Ceftazidim phù hợp dựa theo các yếu tố sau: tình trạng nhiễm khuẩn, những thuốc đang sử dụng, tiền sử dụng thuốc, độ tuổi, cân nặng, những trường hợp đặc biệt (phụ nữ có thai và cho con bú, suy thận ...).
    Không tự thay đổi liều dùng của thước. Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi thay đổi liều dùng.
    Ceftazidim dùng theo cách tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 - 5 phút, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch trên 30 phút.
    Người lớn: Liêu dùng thông thường từ 1-6 g/ngày, chia làm 2-3 lần/ngày. Liều cao hơn được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Đối với bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liệu có thể lên đến 9g/ngày. Liều đơn trên 1g, nên dùng đường tiêm tĩnh mạch.
    Bệnh nhân xơ nang phổi do Pseudomonas, liều từ 90-150 mg/kg/ngày, chia 3 lần
    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: 500 mg/12 giờ.
    Người cao tuổi trên 70 tuổi: Liều 24 giờ cần giảm xuống còn 1⁄2 liều của người bình thường, tối đa 3g/ngày.
    Trẻ em và trẻ nhỏ
    Trẻ em trên 2 tháng tuổi, liều thường dùng 30 - 100mg/kg/ngày chia làm 2- 3 lần (cách nhau 8 hoặc 12 giờ). Có thể tăng liều tới 150 m/kg/ngày (tối đa tới 6g/ngày) chia 3 lần cho các bệnh rất nặng. Trẻ bị xơ nang phổi do Pseudomonas liều có thể lên tới 9g/ngày.
    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, liều thường dùng là 25-60mg/kg/ngày chia làm 2 lần, cách nhau 12 giờ (ở trẻ sơ sinh, nửa đời của Ceftazidim có thể gấp 3-4 lần so với người lớn).
    Trong trường hợp viêm màng não ở trẻ nhỏ trên 8 ngày tuổi, nếu thường dùng 50mg/kg cứ 12 giờ một lần.



    Chống chỉ định

    • Mẫn cảm với Cephalosporin. Bệnh nhãn đã có tiền sử dị ứng với Penicillins.

    Thận trọng

    • Do có phản ứng chéo giữa Penicilin với Cephalosporin, nên trước khi bắt đầu điều trị bằng Ceftazidime, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với Cephalosporin, Penicillin hoặc thuốc khác.
    • Ceftazidim đã từng được ghi nhận không độc với thận nhưng phải thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc độc với thận. 
    • Một số chủng Enterobacter lúc đầu nhạy cảm với Ceftazidim có thể kháng thuốc dần trong quá trình điều trị với Ceftazidim và các Cephalosporin khác.
    • Ceftazidim có thể làm giảm thời gian Prothrombin. Cần theo dõi thời gian Prothrombin ở người suy thận, gan, suy dinh dưỡng và nếu cần phải cho Vitamin K. Nên giảm liều hàng ngày khi dùng cho người bệnh suy thận.
    • Thận trọng khi kê đơn Ceftazidim cho những người có tiền sử bệnh đường tiêu hoá, đặc biệt bệnh lỵ.

    Phụ nữ có thai và đang cho con bú

    • Phụ nữ có thai: Cephalosporin được coi là an toàn trong thai kỷ. (Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ trên người mang thai, nên chỉ dùng thuốc cho người mang thai khi thật cần thiết).
    • Phụ nữ cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa, ảnh hưởng cho trẻ còn bú nên phải cân nhắc khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.

    Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

    • Vi thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc. 

    Tác dụng không mong muốn (ADR)

    Ít nhất 5% người bệnh điều trị có tác dụng không mong muốn. Thường gặp nhất là phản ứng tại chỗ sau khi tiêm tĩnh mạch, dị ứng và phản ứng đường tiêu hoá.

    • Thường gặp (ADR> 1/100): Kích ứng tại chỗ, viêm tắc tĩnh mạch, ngửa, ban dát sắn, ngoại ban.
    • Ít gặp (1/1000<ADR<1/100): Đau đầu, chóng mặt, sốt, phù Quincke, phản ứng phản vệ, tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm tiểu cầu, Sis giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng Lympho bào, phản ứng Coombs dương tinh, loan cảm, loạn vị giác. Ở người bệnh suy thận điều trị không đúng liều có thể co giật, bệnh não, run, kích thích thần kinh - cơ, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
    • Hiếm gặp (ADR< 1/1000): Mt bach cau hạt, thiếu máu huyết tán, tiêu hoả: viêm đại tràng màng giả, ban đỏ đa dạng, hội chứng Steven - Johnson, hoại tử da nhiễm độc, gan: tăng Transaminase, tăng Phosphatase kiềm, giảm tốc độ lọc tiểu cầu thận, tăng Ure va Creatinin huyết tương, có nguy cơ bội nhiễm với Enterococci và Candida.

    Bảo quản:  Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, dưới 30`C, tránh ánh sáng trực tiếp

    Hạn dùng: 30 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Nhà sản xuất: 

    Công ty cổ phần tập đoàn Merap

    Thôn Bá Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, Hưng Yên Việt Nam






     

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG