Thuốc Algotra 37,5mg/325mg - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Algotra 37,5mg/325mg
    • Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
    • Viên nén
    • VN-20977-18
    • Mỗi viên nén sủi gồm:
      Hoạt chất; 37,5 mg tramadol hydroclorid và 325 mg paracetamol.
      Tá dược: Povidon K29/32; Natri hydrocarbonat; Acid citric khan; Manitol; Lactose monohydrate, Sucralose; Hương vị táo; Leucin; Magnesi stearat.

    Công dụng:
    Tramadol là thuốc giảm đau opioid tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
    Cơ chế giảm đau chính xác của paracetamol chưa được biết rõ và có thể liên quan tới tác dụng lên thần kinh trung ương và ngoại biên

    Sử dụng trong trường hợp:
    ALGOTRA 37,5 mg/325 mg được chỉ định điều trị triệu chứng đau mức độ từ trung bình đến nang. ALGOTRA 37,5 mg/325 mg giới hạn sử dụng ở bệnh nhân đau mức độ trung bình dên nặng, được cân nhắc điều trị phối hợp tramadol hydrochloride và paracetamol.
    ALGOTRA 37,5 mg/325 mg được chỉ định điều trị cho người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên.

    Đối tượng sử dụng:
    Người lớn và trẻ em

    Cách dùng:
    Liều dùng
    Cơ thể hiệu chỉnh liễu tùy theo mức độ đau và đáp ứng của bệnh nhân, Nhìn chung. nên lựa chọn n dau thấp nhất có hiệu quả.
    Người lớn và thanh thiếu niên 12 tuổi trở lên)
    Khuyến cáo sử dụng liều khởi đầu 75 mg tramadol hydroclorid và 650 mg paracetamol (2 viên nén sủi ALOTRA 37,5 mg/325 mg). Có thể chỉnh liều nhưng không được vượt quá 300 mg tramadol hydroclorid va 2600 mg paracetamol (8 viên nén sủi ALGOTRA 37,5 mg/325 mg) một ngày. Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc không ít hơn 6 tiếng
    ALGOTRA 37,5 mg/325 mg không được sử dụng quá thời gian điều trị trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nêu phải sử dụng ALUGOTRA 37,5 mg/325 mg lién tục hoặc trong thời gian dài do bản chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh, cẩn thận trọng và giám sát thường xuyên (có thời gian nghỉ giữa các liều niêu có thể) để đánh giá xem có cần tiếp tục điều trị hay không.
    Cách dùng
    Dùng đường uống
    Viên nén sủi nên được hỏa tan trong một cốc nước.

    Chống chỉ định
    • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Bệnh nhân bị ngộ độc rượu cấp, ngộ độc thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương, các loại opioid hoặc thuốc hướng thần.
    • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxidase hoặc trong vòng 2 tuần sau khi sử dụng, không nên uống Algotra 37,5mg/325mg.
    • Bệnh nhân suy gan nặng.
    • Động kinh chưa điều trị.
    Thận trọng
    • Thận trọng khi sử dụng thuốc vì có nguy cơ gây co giật khi dùng đồng thời tramadol với các thuốc SSRI (ức chế tái hấp thu serotonin), TCA (các hợp chất 3 vòng), các Opioid, IMAO, thuốc an thần hay các thuốc làm giảm ngưỡng co giật; hay trên các bệnh nhân bị động kinh, bệnh nhân có tiền sử co giật, hay có nguy cơ co giật.
    • Thận trọng khi sử dụng vì có nguy cơ gây suy hô hấp trên những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp; dùng liều cao tramadol với thuốc tê, thuốc mê, rượu.
    • Thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế hệ TKTƯ như rượu, Opioid, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ và thuốc an thần.
    • Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.
    • Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện.
    • Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện rượu mạn tính vì có nguy cơ gây độc tính trên gan.
    • Việc dùng Naloxon trong xử lý quá liều Tramadol có thể gây tăng nguy cơ co giật.
    • Với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút được khuyến cáo liều dùng không quá 2 viên cho mỗi 12 giờ.
    • Thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng.
    • Không dùng quá liều chỉ định.
    • Không dùng với các thuốc khác chứa paracetamol hay tramadol.

    Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

    • Phụ nữ có thai: Không nên dùng cho phụ nữ có thai.
    • Phụ nữ đang cho con bú: Không nên dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

    Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc

    • Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ vì thế không lái xe và vận hành máy móc khi sử dụng thuốc

    Tác dụng không mong muốn

    Tác dụng phụ trong nghiên cứu lâm sàng khi kết hợp Paracetamol và Tramadol:

    Rối loạn tâm thần:

    • Thường gặp: Lú lẫn, thay đổi tâm trạng (lo âu, lo lắng, phấn chấn), rối loạn giấc ngủ.
    • Không thường gặp: trầm cảm, hoang tưởng, hay gặp ác mộng, mất ngủ.
    • Hiếm gặp: lệ thuộc thuốc.
    • Theo dõi sau lưu hành:
    • Rất hiếm gặp: lạm dụng thuốc.

    Rối loạn hệ thần kinh

    • Rất thường gặp: chóng mặt, mơ màng.
    • Thường gặp: đau đầu, run.
    • Không thường gặp: có ro không kiểm soát, dị cảm, ù tai.
    • Hiếm gặp: mất cân bằng, co giật, bất tỉnh.

    Rối loạn thị lực:

    • Hiếm gặp: Nhìn mờ.

    Rối loạn về tim:

    • Không thường gặp: trống ngực, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim.

    Rối loạn về mạch máu:

    • Không thường gặp: Tăng huyết áp.

    Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất:

    • Không thường gặp: Khó thở.

    Rối loạn tiêu hóa:

    • Rất thường gặp: Buồn nôn.
    • Thường gặp: Nôn, táo bón, khô miệng, đau bụng tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi.
    • Không thường gặp: Khó nuốt, đại tiện ra máu.

    Rối loạn chức năng gan mật:

    • Không thường gặp: Tăng transaminase gan.

    Rối loạn trên da và mô dưới da:

    • Thường gặp: Vã mồ hôi, ngứa.
    • Không thường gặp: Phản ứng da (ví dụ phát ban, mề đay).
    • Rất hiếm gặp: Phản ứng da nghiêm trọng.

    Rối loạn thận và đường tiết niệu:

    • Không thường gặp: Tăng albumin niệu, đái rắt.

    Rối loạn toàn thân về phản ứng tại chỗ:

    • Không thường gặp: Rùng mình, nóng bừng, đau ngực.
    Bảo quản
    • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, dưới 25 độ C.
    • Để xa tầm tay trẻ em.
    Hạn dùng

    18 tháng kể từ ngày sản xuất.

    Nhà sản xuất
    SMB Technology S.A
    Rue du Parc Industriel 39, B-6900 Marche-en-Famenne Bỉ

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG