Thuốc Alimemazine - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Alimemazine
    • Thuốc chống dị ứng và sốc phản vệ
    • Viên nén
    • VD-16240-12
    • Thành phần mỗi viên nén bao phim chứa:
      Alimemazin tartrat 5mg
      Tá dược vd 1 viên
      (Tá dược gồm: Tinh bột sắn, lactose, gelatin, Magnesi stearat, PEG 6000, bột talc, titan dioksid, hydroxypropyl methylcellulose (HPMC), nipasol, nipagin, phẩm màu erythrosin)


    Công dụng:
    Điều trị các biểu hiện dị ứng hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi),viêm kết mạc, nổi mề đay, phù Quincke. Điều trị chứng ho khan, ho dị ứng hoặc kích ứng. Chứng mất ngủ (thỉnh thoảng hoặc tạm thời). Tiền mê trước phẫu thuật. Điều trị phối hợp trong các bệnh ngoài da có ngứa (eczema, sân ngứa)

    Sử dụng trong trường hợp:
    Điều trị các biểu hiện dị ứng hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi),viêm kết mạc, nổi mề đay, phù Quincke. Điều trị chứng ho khan, ho dị ứng hoặc kích ứng. Chứng mất ngủ (thỉnh thoảng hoặc tạm thời). Tiền mê trước phẫu thuật. Điều trị phối hợp trong các bệnh ngoài da có ngứa (eczema, sân ngứa)

    Đối tượng sử dụng:
    Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi

    Cách dùng:
    Chữa mày đay, mẩn ngứa:
    Người lớn: Uống mỗi lần 2 viên x 2-3 lần/ngày.
    Người cao tuổi uống giảm liều mỗi lần 2 viên x 1-2 lần/ngày.
    Trẻ em trên 2 tuổi: Uống mỗi lần 1/2-1 viên x 3- 4 lần/ngày.
    * Kháng histamin, chống ho:
    Người lớn: Uống mỗi lần 1-8 viên/ngày, chia nhiều lần
    Trẻ em trên 2 tuổi: Uống 0.5 - 1mg/kg thể trọng/ngày, chia nhiều lần
    Dùng để gây ngủ:
    Người lớn 1-4 viên,uống trước khi đi ngủ
    Trẻ em: 0,25-0,5mg/kg thể trọng/ngày, uống trước khi đi ngủ.
    Dùng trước khi gây mê:
    Trẻ em 2-7 tuổi:Uống liều cao nhất 2mg/kg thể trọng, trước khi gây mê 1-2 giờ
    Người lớn: Dùng dạng thuốc tiêm

    Chống chỉ định

    • Người rối loạn chức năng gan, thận, động kinh, bệnh Parkinson, thiểu năng tuyến giáp, u tế bào ưa Crôm, bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt. 
    • Người mẫn cảm với phenothiazin hoặc có tiền sử Glôcôm góc đóng. 
    • Không dùng cho các trường hợp quá liều do barbituric, opiat và rượu. 
    • Không dùng khi giảm bạch cầu, khi có đợt trước đây mất bạch cầu hạt. 
    • Trẻ em dưới 2 tuổi. 

    Thận trọng

    • Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, đặc biệt khi thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh(nguy cơ tăng hoặc hạ nhiệt). Cần báo cho người bệnh biết hiện tượng buồn ngủ.trong những ngày đầu điều trị và khuyên họ không nên điều khiển xe hoặc máy móc trong những ngày dùng thuốc. Người cao tuổi rất dễ bị giảm huyết áp thế đứng.
    • Alimemazin có thể ảnh hưởng đến các test da thử với các dị nguyên, tránh dùng rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương. 

    Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Thuốc không dùng được cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

    Tác động của thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy móc: Thuốc gây buồn ngủ nên không dùng cho người điều khiển xe hoặc đang vận hành máy móc.

    Tác dụng không mong muốn

    Tần suất tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào liều và thời gian sử dụng, vào chỉ định điều trị:

    • Thường gặp: Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt nhẹ. Khô miệng, đờm đặc.
    • Ít gặp: Táo bón, bí tiểu tiện. Rối loạn điều tiết mắt.
    • Hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu. Giảm huyết áp, tăng nhịp tim. Viêm gan vàng da do ứ mật. Triệu chứng ngoại tháp, giật run Parkinson, bồn chồn, rối loạn trương lực cơ thấp, rối loạn vận động muộn; khô miệng có thể gây hại răng và men răng. Nguy cơ ngừng hô hấp, thậm chí gây tử vong đột ngột đã gặp ở trẻ nhỏ.

    Hạn dùng: 36 tháng tính từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. 

    Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

    Nhà sản xuất:

    Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây

    10A Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội (SX tại Tổ dân phố số 4, La Khê, Hà Đông, Hà Nội) Việt Nam

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG