Thuốc Amapirid 2mg - Liều dùng, công dụng và cách dùng hiệu quả

Chúng tôi rất vui lòng trả lời mọi thắc mắc về sức khỏe của bạn
Liên lạc với chúng tôi qua HOTLINE

1900 1259

  • Amapirid 2mg
    • Thuốc khác
    • Viên nén
    • VD-18858-13
    • Glimepirid 2 mg
      Tá dược vừa đủ 1 viên
      (Lactose, Tinh bột sắn, Mau Indigo carmine lake, Mau dé Erythrosine lake, PVP, Bột Talc, Magnesi stearat,...)

    Công dụng:
    Glimepirid là một sulfamid dùng đường uống, có tác dụng hạ glucose huyết, thuộc nhóm sulfonylurê. Tác dụng chủ yếu glimepiride là kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta đảo Langerhans của tuyến tụy. Cơ chế tác dụng của glimepirid là liên kết với thụ thể ở màng của tế bào beta làm đóng các kênh kali phụ thuộc ATP lại.

    Sử dụng trong trường hợp:
    Glimepirid được dùng bằng đường uống để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường type 2), khi không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn, tập thể dục và giảm cân. Glimepirid có thể dùng phối hợp với metformin hoặc với glitazone hoặc với insulin.

    Đối tượng sử dụng:
    Người lớn và trẻ em

    Cách dùng:
    Liều khởi đầu: 1 mg/ ngày. Sau đó cứ mỗi 1 - 2 tuần nếu chưa kiểm soát được glucose huyết thì tăng thêm 1 mg/ ngày, cho đến khi kiểm soát được glucose huyết. Liều tối đa là 8 mg/ ngày.
    Liều thường dùng trong khoảng 1 - 4 mg/ ngày, ít khi dùng đến 6 hoặc 8 mg/ ngày.
    Liều cao hơn 4 mg/ ngày chỉ có kết quả tốt hơn ở một số trường hợp đặc biệt.
    Uống thuốc 1 lần trong ngày, vào trước hoặc ngay trong bữa ăn sáng có nhiều thức ăn hoặc trước bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.

    Chống chỉ định

    • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hoặc người đã từng bị dị ứng, mẫn cảm với sulfonamid.
    • Đái tháo đường phụ thuộc insulin (đái tháo đường type 1). 
    • Tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường và những trường hợp mắc các bệnh cấp tính. Những trường hợp này cần dùng insulin. 
    • Nhiễm acid-ceton do đái tháo đường. 
    • Suy gan, suy thận nặng, có thai hoặc muốn có thai, người cho con bú. Tuy nhiên, người cho con bú nếu ngừng cho con bú có thể dùng glimepirid.

    Tác dụng không mong muốn của thuốc

    • Tác dụng không mong muốn quan trọng nhất là tụt glucose huyết.
    • Thường gặp: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy tức ở vùng thượng vi, đau bụng, tiêu chảy, khi bắt đầu dùng thuốc thường có rối loạn thị giác tạm thời, do sự thay đổi về mức glucose huyết,
    • Ít gặp: phản ứng dị ứng hoặc giả dị ứng, mẩn đỏ, mày đay, ngứa. 
    • Hiếm gặp: tăng enzyme gan, vàng da, suy giảm chức năng gan, giảm tiểu cầu nhẹ hoặc nặng, thiếu máu tan huyết, giảm hồng cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, viêm mạch máu dị ứng, mẫn cảm với ánh sáng.

    Thời Kỳ Mang Thai Và Cho Con Bú

    • Thời kỳ mang thai: chống chỉ định với phụ nữ có thai. Đối với người đang dùng glimepirid mà có thai, phải báo ngay cho thầy thuốc để chuyển sang ding insulin va phải điều chỉnh liều insulin để giữ glucose huyết luôn ở mức gần bình thường.
    • Thời kỳ cho con bú: glimepirid bài tiết được qua sữa mẹ. Vì vậy, chống chỉ định dùng glimepirid đối với người cho con bú, phải dùng insulin để thay thế. Nếu bắt buộc phải dùng glimepirid thì phải ngừng cho con bú. 

    Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy

    Không lái xe hay vận hành máy móc trong điều trị khởi đầu (thường có rối loạn thị giác tạm thời, do sự thay đổi về mức glucose huyết) hay thay đổi trị liệu hoặc khi không dùng glimepirid đều đặn do sự linh hoạt và phản ứng của bệnh nhân bị suy giảm.

    Điều kiện bảo quản: Nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng và ẩm. 

    Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. 

    Nhà sản xuất

    Công ty TNHH một thành viên dược phẩm và sinh học y tế

    Lô III - 18, đường số 13, Khu công nghiệp Tân Bình, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam

Chuyên gia

  • Bs Vũ Văn Lực
    Chuyên gia tư vấn
  • Bs CK II Phạm Hưng Củng
    Bác Sĩ chuyên khoa II
  • Ds Lê Phương
    Dược sĩ Đại Học
  • Bs. Nguyễn Hồng Hải
    Nguyên giám đốc BV Đông Y Hoà Bình
  • PGS.TS Trần Đình Ngạn
    Nguyên GĐ BV Quân Y 103
  • Ths.Bs Lê Thị Hải
    Nguyên GĐ TT Dinh Dưỡng Viện DDQG