1. Cháo rau cần:


món ăn tốt cho người bệnh trĩ
Nguyên liệu: Rau cần cả lá lẫn rễ 120 gam, gạo lốc 150 gam.
Cách chế biến: Rửa sạch rau cần, thái dạng khúc dài 1 cen-ti-mét. Gạo lốc với lượng nước vừa phải, đun sôi bằng lửa to, cho rau cần vào cùng nấu bằng lửa nhỏ cho đến cháo chín nhừ, cho thêm gia vị là có thể dùng.
Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp.
Cách dùng: Lần lượt dùng trong bữa sáng và bữa tối.

2. Cháo Hoàng Kỳ:

Nguyên liệu: Hoàng Kỳ 30 gam, gạo lốc 100 gam.
Cách chế biến: Thái Hoàng Kỳ thành dạng nhát, cho 1000 mi-li-lít nước sắc còn lại 750 mi-li-lít, lọc bã, cho gạo lốc vào nấu cháo.
Công dụng: Ích khí nâng khí.
Cách dùng: Lần lượt dùng hết khi đói.

3. Chè Nhân Sâm-hạt Sen-đường phèn:

Nguyên liệu: Nhân Sâm trắng 10 gam, hạt Sen 15 gam, đường phèn 30 gam.
Cách chế biến: Cho Nhân Sâm và hạt Sen bỏ tâm Sen lên bát, ngâm với lượng nước vừa phải cho đến nở, cho thêm đường phèn hấp khoảng 1 tiếng đồng hồ là được.
Công dụng: Ích khí kiện tỳ.
Cách dùng: Lần lượt dùng vào bữa sáng và bữa tối.

4. Khổ sâm nấu trứng gà:

Nguyên liệu: Khổ Sâm 6 gam, trứng gà 2 quả, đường đỏ 60 gam.
Cách chế biến: Khổ Sâm đun với 400 ml nước trong khoảng 30 phút, lọc bã lấy nước, cho trứng gà và đường đỏ vào cùng đun với nước sâm cho đến trứng gà chín là được.
Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thấm thấp trị ngứa ngáy, trị bệnh trĩ đặc biệt dùng cho chứng nhiệt bức huyết hành với những biểu hiện trong lâm sàng là: bệnh trĩ, hậu môn nóng rát, đại tiện ra máu tươi kèm theo phát sốt, táo bón, nước tiểu ngắn, màu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô.
Cách dùng: Bóc vỏ trứng gà khi còn nóng, một lần ăn hết trứng gà và nước sâm. Mỗi ngày một lần, 4 ngày là một đợt điều trị.

5. Canh sung

Nguyên liệu: Dùng trái sung xanh (quả chưa chín đỏ). Trái tươi hay hái khô đều được, nhưng đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần.
Cách chế biến: Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn.
Công dụng: Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại.
Cách dùng: Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.

6. Củ rau dền ninh ruột lợn:

Nguyên liệu: Củ lợn, lấy dây buộc chặt hai đầu, lượng nước vừa phải ninh đến chín nhừ, cho thêm gia vị là được.
Công dụng: Thanh nhiệt mát máu cầm máu. Dùng cho chứng khí huyết suy nhược với những biểu hiện trong lâm sàng là: Lòi trĩ, đại tiện ra máu nhợt, mặt xanh không hồng hào, choáng đầu, tim đập nhanh, mệt lả, chất lưỡi nhợt, mạch yếu.
Cách dùng: Ăn ruột lợn và uống canh.

7. Nước diếp cá:

món ăn tốt cho người bệnh trĩ
Nguyên liệu: Lá diếp cá tươi 50g
Cách chế biến: giã vắt lấy nước, thêm tí muối cho bớt tanh.
Công dụng: Diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng giải độc, sát trùng, chống viêm loét; được dùng chữa trị bệnh trĩ, lòi dom
Cách dùng: Uống mỗi ngày 50-100gam lá tươi, liên tục trong ba tháng.