1. Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Rối loạn nội tiết tố là vấn đề được chị em đặc biệt quan tâm

Nội tiết tố nữ là những hormone được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng và là yếu tố quyết định các đặc điểm đặc trưng của nữ giới như tạo kinh nguyệt, khả năng sinh đẻ, giọng nói dịu dàng, ngực nở, làn da mềm mại… Nếu số lượng hormone này tiết ra quá nhiều hoặc quá ít sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố, hay còn gọi là tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến toàn bộ các chức năng trong cơ thể.

Nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ phụ thuộc vào các yếu tố như tập thể dục, chế độ dinh dưỡng, quá trình sinh đẻ… Thông thường, phụ nữ ngoài 30 tuổi sẽ bắt đầu có dấu hiệu nội tiết tố nữ suy giảm, tuy nhiên mức độ suy giảm chưa nhiều. Đến độ tuổi tiền mãn kinh (ngoài 40) thì sự sụt giảm bắt đầu nghiêm trọng hơn. Lúc này, chị em phải gánh chịu hàng loạt hậu quả do suy giảm nội tiết tố nữ gây nên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố nữ

Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến sự mất cân bằng giữa 2 hormone chính là progesterone và estrogen, dẫn đến sự khởi đầu của các triệu chứng rối loạn. Cụ thể:

Những nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố

2.1. Căng thẳng kéo dài

Những áp lực từ công việc, chăm sóc chồng con, lo toan cuộc sống… khiến chị em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh, hay suy nghĩ lo âu, mất ăn mất ngủ, trầm cảm… Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone của tuyến thượng thận và phá vỡ trạng thái cân bằng hormone trong cơ thể.

2.2. Lạm dụng thuốc tránh thai

Thành phần của thuốc tránh thai có một lượng estrogen tổng hợp nhất định. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là làm tăng nồng độ estrogen và làm giảm progesterone, gây mất cân bằng nội tiết tố nữ. Vì vậy, nếu thường xuyên sử dụng loại thuốc này, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ để lại hậu quả khôn lường.

2.3. Ăn uống không lành mạnh

Thói quen sử dụng đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp chứa chất bảo quản độc hại cũng là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ. Ngoài ra, những người ăn uống không đủ chất, thường xuyên bỏ bữa, ăn kiêng giảm cân không khoa học cũng khiến lượng estrogen “lên xuống” thất thường.

2.4. Sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng sai cách

Một số chất có trong các loại hóa mỹ phẩm sẽ gây nhiều tác dụng phụ, sử dụng lâu dài không tốt cho sức khỏe. Nhiều thử nghiệm cho thấy, hoạt chất phthalates – chất ổn định mùi hương khá phổ biến trong các loại mỹ phẩm chính là thủ phạm gây rối loạn nội tiết tố nữ. Trong quá trình sử dụng, chất này sẽ thẩm thấu qua bề mặt của da, đi vào máu và đến các mô. Dù chúng tồn tại rất ít trong máu nhưng lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.5. Do tuổi tác

Theo thời gian, quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ra, cùng với đó hoạt động của buồng trứng cũng bắt đầu suy giảm. Theo đó, hoạt động tiết hormone nội tiết của buồng trứng cũng bị chững lại và gây mất cân bằng nội tiết tố nữ.

2.6. Sau sinh và cho con bú

Khi mang thai, nội tiết tố nữ tăng lên đột biến để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Nhưng sau khi sinh chúng lại giảm nhanh chóng để nhường chỗ cho hormone tiết sữa. Cùng với đó, là những lo lắng khi chăm con, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, mất ngủ, cơ thể suy nhược… cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố nữ.

2.7. Làm việc trong môi trường độc hại

Việc tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại, môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến đến cơ thể và gây rối loạn tiết tố nữ. Một số chất độc hại có thể kể đến như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, các nhà máy hóa chất…

3. Biểu hiện và ảnh hưởng của mất cân bằng nội tiết tố nữ

Chị em chú ý các biểu hiện của mất cân bằng nội tiết tố để tránh ảnh hưởng nặng nề

3.1. Rối loạn kinh nguyệt

Đây là biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị rối loạn nội tiết tố nữ. Điều này thể hiện rõ là kỳ kinh không đều, thường ngắn hoặc dài hơn so bình thường, lượng máu có thể ra ít hoặc ra nhiều, thậm chí có thể gián đoạn một số chu kỳ.

3.2. Khô âm đạo, giảm ham muốn

Rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến hoạt động tiết chất nhờn của âm đạo, khiến cho môi trường âm đạo bị khô hạn. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục và khó đạt khoái cảm. Tình trạng này kéo dài khiến chị em cảm thấy sợ hãi, luôn lảng tránh, thậm chí sợ gần gũi, tiếp xúc với chồng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống vợ chồng.

3.3. Nhan sắc xuống cấp

Ở độ tuổi đôi mươi, nội tiết tố nữ dồi dào và cân bằng giúp chị em có một làn da căng mịn, hồng hào, tươi trẻ. Trải qua sự lão hóa của thời gian cùng với sự suy giảm của hormone nội tiết, làn da sẽ trở lên khô ráp, chảy xệ, khả năng đàn hồi kém. Nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều, bề mặt da cũng xuất hiện các vết nám, vết đồi mồi, mụn trứng cá… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sắc đẹp của chị em. Mặt khác, mái tóc cũng trở nên yếu đi, khô xơ, chẻ ngọn và dễ rụng hơn.

>> Xem thêm: Rối loạn nội tiết tố gây mụn làm gì cho nhanh khỏi?

3.4. Dễ mắc bệnh phụ khoa

Nội tiết tố mất cân bằng, âm đạo không thể tiết ra nhiều chất nhờn để giữ ẩm và cân bằng môi trường âm đạo. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, sinh sôi gây viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa.

3.5. Mất ngủ

Nồng độ estrogen giảm cũng có thể góp phần vào mồ hôi ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, góp phần gây ra mệt mỏi và thiếu năng lượng

3.6. Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, tập trung kém

Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố cảm thấy kiệt sức, uể oải do mất ngủ, căng thẳng thần kinh. Họ thường cảm thấy tâm trạng bồn chồn, hay lo lắng về những chuyện xảy ra trong đời sống hàng ngày.

3.7. Tiết nhiều mồ hôi, bốc hỏa

Bốc hỏa là hiện tượng cơ thể đột ngột cảm thấy nóng bừng tại mặt, sau đó lan dần sang các vùng cổ, gáy, cánh tay rồi lan xuống khắp người. Từng cơn nóng kéo đến trong 2-3 phút và có thể kèm theo các biểu hiện như: vã mồ hôi, đánh trống ngực, tim đập nhanh,…  

3.8. Cân nặng thay đổi, thân hình “phì nhiêu”

Lượng estrogen bị suy giảm mạnh mẽ tác động đến các cơ vùng ngực khiến vòng 1 của chị em kém săn chắc, chảy xệ. Mỡ thừa tập trung nhiều ở vùng bụng làm tăng kích thước vòng eo. Đây cũng là nguyên nhân khiến chị em tăng cân nhanh chóng.

3.9. Huyết áp tăng bất thường

Có nhiều nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Tuy nhiên, nếu huyết áp cao kết hợp với các hiện tượng như đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực… thì rất có thể là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố nữ.

3.10. Sức khoẻ giảm sút

Khi hormone sinh dục nữ suy giảm, nữ giới sẽ gặp các vấn đề liên quan đến sức khoẻ như nhức đầu, mệt mỏi, mất tập trung… Đau nhức xương khớp, loãng xương do thiếu hụt estrogen tổng hợp canxi. Mặt khác, chị em dễ mắc các bệnh về tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu.

3.11. Tâm sinh lý thay đổi, dễ bị stress, nóng giận, cáu gắt, trầm cảm

Nội tiết tố nữ estrogen có tác dụng đối với các chất dẫn truyền thần kinh trong não bao gồm serotonin (một chất hóa học giúp tăng cường tâm trạng). Vì thế, khi hormone này bị rối loạn sẽ gây nên những bất thường về mặt cảm xúc như vui buồn thất thường, nóng nảy, giận hờn vô cớ…

3.12. Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh. Khi nồng độ hormone sinh dục thay đổi liên tục, khả năng sinh sản tự của người phụ nữ cũng giảm đáng kể. 

4. Khi nào cần bổ sung nội tiết tố nữ?

Giai đoạn cần bổ sung nội tiết tố nữ
  • - Phụ nữ độ tuổi 30 trở đi: Từ sau tuổi 30, buồng trứng bắt đầu suy giảm dần chức năng, do đó nội tiết tố nữ bắt đầu suy giảm. Đến năm 40 tuổi thì mức độ suy giảm này nhanh, mạnh hơn và gây ra các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ rất rõ rệt, gây đảo lộn cuộc sống.
  • - Người có dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ: Tình trạng này cũng có thể gặp ở các bạn gái có kinh nguyệt thất thường do nội tiết tố nữ chưa ổn định, các chị em sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, phụ nữ bị khô hạn, nám da… đều cần bổ sung nội tiết tố nữ.
  • - Phụ nữ sau mang thai, sinh nở: Phụ nữ sau sinh hormone estrogen giảm mạnh để nhường chỗ cho hormone prolactin để tiết sữa cho bé bú. Bởi vậy, các mẹ sau sinh cần bổ sung nội tiết tố nữ để phòng ngừa những rối loạn không may xảy ra.
  • - Phụ nữ hiếm muộn, khó mang thai do nội tiết tố kém hoặc những người thực hiện biện pháp thụ tinh nhân tạo cũng cần bổ sung estrogen theo chỉ định của bác sĩ để tăng khả năng thụ thai.
  • - Sau khi thực hiện các thủ thuật cắt vòi trứng, cắt buồng trứng, teo buồng trứng, suy buồng trứng: Nội tiết tố nữ được tiết ra chủ yếu ở buồng trứng, chính vì vậy với phụ nữ bị teo buồng trứng, cắt buồng trứng thì hiển nhiên nội tiết tố nữ sẽ thiếu hụt trầm trọng
  • - Phụ nữ tiền mãn kinh: Đây là giai đoạn buồng trứng bắt đầu suy yếu và giảm tiết estrogen. Các dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ càng trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy cần phải bổ sung nội tiết tố nhanh và đủ.

5. Cách cân bằng nội tiết tố nữ

Thay đổi lối sống khoa học 

  • - Giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực: Stress kéo dài là nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố nữ, nhất là phụ nữ ở sau khi sinh. Do vậy, chị em nên suy nghĩ tích cực hơn, hạn chế tối đa stress, có thể luyện tập các bài yoga nhẹ nhàng như tư thế ngồi thiền, tư thế rắn hổ mang, con lạc đà giúp tinh thần thư giãn, thoải mái.
  • - Ngủ đủ giấc: Vì estrogen được sản sinh nhiều nhất vào ban đêm (2-3 giờ sáng) nên chị em nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo lượng estrogen được sản sinh tối đa. Đồng thời việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể lấy lại năng lượng, đầu óc minh mẫn cho ngày làm việc tiếp theo.
​>> Xem thêm: Các tư thế yoga giúp điều hòa nội tiết tố đơn giản, hiệu quả

Bài thuốc dân gian giúp bổ sung nội tiết tố

Sự phối hợp các dược liệu tự nhiên như củ mài, nghệ, nhân sâm… giúp bổ sung được một phần phytoestrogen vào cơ thể. Ngoài ra, nó còn tác động trực tiếp lên buồng trứng, nuôi dưỡng buồng trứng khỏe mạnh, giúp cơ thể sản sinh estrogen tự nhiên. Vì vậy, bạn có thể tham khảo và thực hiện bài thuốc dân gian từ các thảo dược trên để bổ sung nội tiết tố cho cơ thể.

Bổ sung estrogen từ thảo dược

Bổ sung estrogen thảo dược nhằm điều hòa nội tiết tố

Trước đây, liệu pháp hormone thay thế (estrogen tổng hợp) như uống thuốc nội tiết tố, tiêm, xét nghiệm các chỉ số nội tiết tố nữ được áp dụng khá phổ biến để giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do mất cân bằng nội tiết gây ra. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là không tự đào thải khi cơ thể dư thừa. Nếu sử dụng lâu dài sẽ dẫn tới một số tác dụng phụ như gây kích ứng khối u, tăng nguy cơ ung thư vú… Đặc biệt, phương pháp này không sử dụng cho phụ nữ sau sinh và cho con bú.

Ngày nay, để hạn chế tác dụng phụ của estrogen tổng hợp, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung estrogen thảo dược. Ưu điểm của estrogen thảo dược giúp cơ thể tự tổng hợp estrogen nội sinh, khi đã đủ nhu cầu, chúng sẽ tự đào thải ra ngoài nên không gây hình thành hay làm gia tăng kích thước khối u nang, u xơ… Mặt khác, cơ chế tác động của estrogen thảo dược diễn ra “chậm mà chắc” đồng thời hiệu quả duy trì được lâu dài.

Nguồn cung cấp estrogen thảo dược dồi dào và hiệu quả nhất là EstroG-100 có nguồn gốc từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu. Đây là những thảo dược quý được sử dụng hàng trăm nay tại các quốc gia đi đầu về công nghệ làm đẹp như Hàn Quốc, Trung Quốc. Đồng thời được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Canada, Mỹ, Hàn Quốc đánh giá về độ an toàn cũng như có hiệu quả gấp 3 lần so với những loại estrogen khác. EstroG-100 có tác dụng giúp hạn chế các triệu chứng do suy giảm estrogen như: rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bốc hỏa, khô hạn, cáu gắt…, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, loãng xương ở phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố nữ. Loại estrogen này dùng được cho cả phụ nữ sau sinh và cho con bú mà không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Bạn cũng nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần kết hợp giữa EstroG-100 cùng một số nội tiết tố như: Collagen, Gamma–Oryzanol, Curcumin dạng nano, Glutathione, Pregnenolone. Đây là những chất chống oxy hóa tự nhiên giúp các chị em có một làn da mịn màng, hồng hào, khỏe mạnh, hạn chế lão hóa sớm. 

6. Cách phòng tránh rối loạn nội tiết tố

  •   - Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Bằng việc chú trọng thực đơn hằng ngày, bạn có thể hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ cho cơ thể. Cụ thể là bổ sung đa dạng các thực phẩm chứa nhiều estrogen như đậu nành, hạt lanh, mè, óc chó, hạnh nhân, khoai lang, bơ, cá hồi và các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như oliu, bơ, dầu cải…
  •   - Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày cũng giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, hỗ trợ điều hòa nội tiết tố hiệu quả.
  •   - Tập luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe và kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ tự nhiên.
  •   - Không lạm dụng thuốc tránh thai, phá thai: Các loại thuốc này gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố nữ. Chính vì vậy, các bác sĩ không khuyến khích chị em sử dụng những loại thuốc này để “kế hoạch hóa gia đình”.
  •   - Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng sẽ làm ức chế buồng trứng từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các nội tiết tố nữ.
  • - Từ bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, thức khuya… bởi chúng tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Muốn biết rõ hơn về tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ, hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé.