1. Suy giảm nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ (hay còn gọi là estrogen) là hormone được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng, có vai trò quyết định giới tính và vẻ đẹp của nữ giới như ngực nở, eo thon, da dẻ mịn màng…

Tuy nhiên, hàm lượng nội tiết tố nữ không ổn định mà thay đổi theo thời gian, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. Khi bước qua tuổi thanh xuân, dưới tác động của quá trình sinh nở, nội tiết tố nữ bị suy giảm dần. Trung bình cứ 10 năm thì giảm 15% và đến khi 50 tuổi chỉ còn 10% so với thời trẻ. Lúc này, chị em phải gánh chịu hàng loạt hậu quả do suy giảm nội tiết tố nữ và gây nên nhiều bất tiện và buồn phiền cho phái đẹp.

Suy giảm nội tiết tố nữ là gì mà khiến chị em lo lắng?

Đối tượng dễ bị suy giảm nội tiết tố nữ?

Phụ nữ thuộc các nhóm sau thường dễ bị suy giảm estrogen và nên bổ sung hormone này:

  • - Phụ nữ sau tuổi 30: Từ tuổi 30 trở đi, đặc biệt là chị em đã sinh con, hàm lượng estrogen mỗi năm giảm dần theo sự suy giảm hoạt động của buồng trứng.
  • - Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh (45 - 49): Ở giai đoạn này, lượng estrogen sụt giảm mạnh gây xuống sắc, sức khỏe và sinh lý giảm sút với tần suất và số lượng nặng hơn nhiều và gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống và sức khỏe của chị em.
  • - Phụ nữ mãn kinh sớm (trước tuổi 40) hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ dạ con hoặc hai buồng trứng cũng nên bổ sung estrogen.
  • - Người đã cắt buồng trứng, teo buồng trứng.
​>> Xem thêm: Suy giảm nội tiết tố sau sinh, bổ sung sao cho đủ?

2. Biểu hiện của suy giảm nội tiết tố

  • - Rối loạn kinh nguyệt: Nội tiết tố nữ suy giảm làm ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, khiến trứng rụng không đúng ngày, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Điều này thể hiện rõ là kỳ kinh không đều, thường ngắn hoặc dài hơn so bình thường, 1 tháng có kinh 2 lần, lượng máu ra ít hoặc ra nhiều, thậm chí có thể gián đoạn một số chu kỳ.
  • - Nếp nhăn: Hậu quả của suy giảm nội tiết tố nữ khiến làn da không giữ được độ đàn hồi và trở nên “xuống cấp”, hình thành những nếp nhăn, vết chân chim ở khóe mắt, miệng và vùng trán.
  • - Nám da: Khi buồng trứng dần lão hóa và giảm tiết estrogen tạo điều kiện cho các tế bào sắc tố của da tăng cường sản xuất ra hắc tố melanin. Hắc tố này tập trung trên các tế bào biểu bì da gây nên những vết nám, sạm, tàn nhang ở hai bên gò má.
  • - Nổi mụn: Mất cân bằng estrogen khiến quá trình thải độc, tiết bã nhờn bị trì trệ lại. Chính vì điều này khi hết hợp với các chất bụi bẩn ngoài môi trường thì mụn sẽ xuất hiện nhiều hơn và khó điều trị hơn.
  • - Bốc hỏa, cơ thể mệt mỏi: thường gặp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh hoặc những người có dấu hiệu tiền mãn kinh sớm. Đây là hiện tượng cơ thể đột ngột cảm thấy nóng bừng tại mặt, sau đó lan dần sang các vùng cổ, gáy... Chúng xuất hiện từng cơn và kéo dài trong 2-3 phút và có thể kèm theo các biểu hiện như: vã mồ hôi, đánh trống ngực, tim đập nhanh,…
  • - Vóc dáng sồ sề, tăng cân không rõ nguyên nhân: Estrogen đóng vai trò trong kiểm soát cân nặng và khả năng dự trữ chất béo. Nếu hàm lượng estrogen thấp, lượng mỡ thừa sẽ tích trữ tại hông và đùi tạo nên thân hình mất cân đối.
  • - Mệt mỏi, lo âu, cáu gắt, tâm trạng thất thường: Nội tiết tố nữ là nhân tố tác động sự hình thành serotonin, giúp tăng cường tâm trạng. Do đó, hormone này bị sụt giảm sẽ gây ra những bất thường về cảm xúc.
  • - Viêm nhiễm phụ khoa, tái đi tái lại nhiều lần: Estrogen có ảnh hưởng lớn tới khả năng bôi trơn âm đạo. Nếu âm đạo bị khô sẽ gây dư thừa axit âm đạo tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • - Khó thụ thai: Rối loạn nội tiết làm cho hoạt động điều tiết nội tiết của vỏ não không linh hoạt, ngăn cản sự rụng trứng khiến việc mang thai trở nên khó khăn và có thể dẫn đến vô sinh.
  • - Khô âm đạo: Nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến hoạt động tiết chất nhờn của âm đạo. Do đó, hormone nội tiết bị suy giảm sẽ khiến cho môi trường âm đạo bị khô do không duy trì được độ ẩm cần thiết. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là hiện tượng khô rát khi quan hệ tình dục.
  • - Giảm ham muốn tình dục: Âm đạo bị khô rát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ham muốn tình dục. Nhiều người cảm thấy như gặp “ác mộng” khi phải quan hệ tình dục trong giai đoạn này và luôn lảng tránh, thậm chí sợ gần gũi, tiếp xúc với chồng. Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hạnh phúc gia đình.
  • - Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Các bệnh lý thường gặp khi nội tiết tố nữ suy giảm là xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
  • - Các vấn đề về xương khớp: Khi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ bị suy giảm sẽ làm giảm hoạt động của tế bào tạo xương, giảm tích tụ canxi và photphat trong xương, khiến cho xương bị xốp, giòn, dễ gãy.
​>> Bài viết liên quan: Thiếu hụt nội tiết tố nữ khi mang thai, phải làm sao?

3. Cách cân bằng nội tiết tố nữ

Các phương pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thiếu hụt nội tiết tố nữ

3.1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Rất nhiều thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chứa hàm lượng nội tiết tố tự nhiên như đậu nành và chế phẩm đậu nành, quả hạch (óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân…), lựu, táo, cá hồi… Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất,... giúp tăng sản xuất hormone, giúp cân bằng nội tiết tố tự nhiên. Do đó, bạn nên tích cực sử dụng thực phẩm này trong bữa ăn nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tối đa sử dụng sản phẩm làm rối loạn nội tiết tố nữ như thức ăn sẵn, thực phẩm biến đổi gen, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản,...

>> Xem thêm: Ăn gì để điều hòa nội tiết tố? Top thực phẩm không thể bỏ qua!

3.2. Sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt khoa học góp phần phòng ngừa rối loạn nội tiết tố hiệu quả, cụ thể:

  • - Suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố nữ, nhất là ở phụ nữ sau khi sinh. Do vậy, chị em nên suy nghĩ tích cực hơn, hạn chế tối đa cảm xúc tiêu cực. Có thể luyện tập các bài yoga nhẹ nhàng vừa giúp thư giãn đầu óc vừa tốt cho vóc dáng.
  • - Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya: Estrogen được sản sinh nhiều nhất vào khoảng thời gian 24 – 3 giờ sáng, vì vậy, chị em nên ngủ trước 23h, và ngủ đủ 7-8 tiếng để đảm bảo lượng estrogen được sản sinh tối đa. Bên cạnh đó, một giấc ngủ ngon cũng giúp tinh thần minh mẫn hơn.
  • - Tập thể dục thường xuyên: Thói quen này giúp cơ thể tự điều tiết sản xuất hormone sinh dục và sử dụng hiệu quả những loại hormone này. Tuy nhiên, những người bị rối loạn nội tiết tố chỉ nên tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp, tránh lạm dụng môn thể thao cường độ cao.
  • - Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai: Các loại thuốc này gây ảnh hưởng, làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến khích các cặp đôi tránh thai bằng phương pháp an toàn hơn như sử dụng bao cao su.

3.3. Thuốc tăng nội tiết tố nữ

Trong nhiều năm qua, để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, nhiều chị em lựa chọn biện pháp hormon thay thế HRT (hay còn gọi là thuốc nội tiết tố - là estrogen tổng hợp, được tạo ra trong phòng thí nghiệm với nguồn gốc chủ yếu là động vật, khi được đưa vào cơ thể có nhiệm vụ thay thế estrogen nội sinh) để giảm thiểu các triệu chứng rắc rối do suy giảm nội tiết tố nữ.

Ưu điểm của phương pháp này là đem lại hiệu quả nhanh chóng, vì vậy chị em dễ dàng cảm nhận được kết quả thay đổi chỉ sau 3-10 ngày. Bên cạnh đó, thuốc bổ sung nội tiết tố nữ có nhiều dạng khác nhau cho chị em lựa chọn: thuốc uống, thuốc tiêm, viên đặt âm đạo, gel bôi da, miếng dán da, kem bôi, thuốc xịt,… 

Các loại estrogen hóa tổng hợp tuy mang lại hiệu quả nhanh nhưng do cơ chế không thể tự đào thải khi dư thừa nên khi sử dụng quá liều sẽ gây ra những nguy hại như: tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung…Để sớm phát hiện các rối loạn trong nội tiết tố và điều trị kịp thời, chị em nên đi khám cùng xét nghiệm nội tiết tố định kỳ hằng năm.

Tuy nhiên, áp dụng liệu pháp nào cũng buộc phải theo chỉ định và có sự theo dõi sát sao của y bác sĩ. Đặc biệt, không sử dụng trong các trường hợp:

  • + Người bị tai biến mạch máu não, cao huyết áp
  • + Người bị bệnh túi mật, thận hoặc gan nghiêm trọng
  • + Người có các khối u ác tính ở vú hoặc nội mạc tử cung
  • + Những người bị ung thư vú, ung thư cổ tử cung
  • + Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

3.4. Bổ sung estrogen thảo dược

Cũng có tác dụng cân bằng nội tiết tố, estrogen thảo dược được chiết xuất từ thực vật giống như món quà mà thiên nhiên ban tặng phái đẹp để lưu giữ mãi tuổi thanh xuân.

Trong các loại estrogen thảo dược hiện nay, EstroG-100 (có nguồn gốc từ Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu) được chứng minh là nguồn bổ sung estrogen dồi dào và an toàn nhất. Đây là phương pháp được kế thừa từ bài thuốc dân gian lâu đời tại Hàn Quốc và Trung Quốc, kết hợp với nghiên cứu khoa học hiện đại được chị em phụ nữ tin tưởng sử dụng. EstroG-100 đã được FDA Mỹ, Hàn Quốc, Canada công nhận là an toàn, cho tác dụng mạnh gấp 3 lần estrogen thảo dược thông thường.

Phần lớn các sản phẩm tăng nội tiết tố trên thị trường chỉ giúp chỉ giúp bổ sung lượng estrogen, trong khi đó, cơ thể cần cân bằng hormone estrogen và progesterone để điều hòa nội tiết tố nữ.

Do đó, bổ sung estrogen từ EstroG-100 kết hợp cùng các tiền nội tiết tố Pregnenolone (tiền hormone của progesterone) sẽ mang lại hiệu quả đồng bộ. Các tiền nội tiết tố sẽ được cơ thể tự hấp thu và tổng hợp theo nhu cầu thực nên không gây tác dụng phụ như các loại thuốc nội tiết tố, không gây ung thư, không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của mẹ. Hơn nữa, chúng rất tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản, không cần bác sĩ kê đơn.

Có thể thấy suy giảm nội tiết tố nữ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lí và cuộc sống của chị em. Do đó, bạn hãy thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh từ bây giờ để phòng ngừa bệnh cũng như những hệ lụy mà nó gây ra.

Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ, hãy gọi tới tổng đài 1900.12590896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.