Đáp: Chào bạn Ngọc Lan, cảm ơn bạn đã chia sẻ băn khoăn của mình cho chúng tôi. Để có câu trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh Parkinson.

1. Hội chứng Parkinson?

Hội chứng bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson còn gọi là bệnh liệt rung có thể xảy ra với mọi người trong độ tuổi từ 60 trở đi do thoái hóa các tế bào thần kinh dopamin lực. Nguyên nhân chính xác của bệnh Parkinson không rõ, nhưng một số yếu tố xuất hiện như một vai trò, bao gồm:

  • Gen đột biến cụ thể đóng vai trò quan trọng trong bệnh Parkinson.
  • Tiếp xúc với chất độc hoặc virus nào đó có thể kích hoạt và các dấu hiệu, triệu chứng Parkinson.
  • Các thay đổi được tìm thấy trong não của người mắc bệnh Parkinson, những thay đổi này bao gồm thiếu dopamine, nồng độ norepinephrine thấp, bất thường protein gọi là Lewy được tìm thấy trong não của nhiều người bệnh Parkinson. Nhưng những nguyên nhân của sự biến đổi này và tại sao vẫn còn chưa được biết rõ.

Ở giai đoạn sớm bạn có thể nhận biết bệnh Parkinson qua một số dấu hiệu như run tay chân khi nghỉ, vụng về khi thực hiện các động tác như cài khuy áo, tra chìa khóa, đi giày tất, viết chữ nhỏ dần, táo bón, trầm cảm mệt mỏi, đau cứng cơ, chậm chạp trong vận động. Những dấu hiệu này sẽ nặng dần theo thời gian, người bệnh không thể vận động, trở nên tàn tật và phụ thuộc hoàn toàn vào người thân trong giai đoạn cuối. Trong số các dấu hiệu này thì run khi nghỉ và vận động chậm là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết bệnh.

2. Bệnh Parkinson có di truyền không?

Cũng theo các chuyên gia thì các yếu tố nguy cơ mà một người có thể mắc Parkinson gồm có:

  • Tuổi: Bệnh lý này liên quan mật thiết với tuổi già, thường khởi phát bệnh sau 60 tuổi, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh Parkinson, làm tăng cơ hội phát bệnh, mặc dù nguy cơ không nhiều.
  • Giới tính: Nam giới có nhiều khả năng phát triển bệnh Parkinson hơn so với phụ nữ.
  • Tiếp xúc với chất độc: Chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu, làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh.

Qua đây có thể thấy nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc Parkinson thì con cái cũng có thể mắc bệnh. Nguy cơ này sẽ càng tăng cao nếu trong gia đình có hai người thân bị bệnh. 

Tuy nhiên bạn cũng không nên lo lắng quá vì không phải cứ bố mẹ bị là con cái sẽ bị, thay vì lo lắng bạn hãy phòng tránh nguy cơ của bệnh từ bây giờ bằng cách xây dựng cho mình lối sống khoa học, chăm tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi điều độ.

Hàng ngày bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm như cà chua, cam, bưởi, táo, lựu, cải bó xôi, cá... Nhờ các thực phẩm này mà não bộ sẽ được bảo vệ đồng thời giúp ngăn chặn thoái hóa các tế bào não sản xuất Dopamine. 

Bạn cũng có thể chọn dùng thêm sản phẩm có chứa Gingko Biloba, tiền vitamin B1, Cao blueberry, Chondroitin để giúp tăng cường lưu thông máu và nuôi dưỡng, bảo vệ hệ thần kinh, cải thiện và phòng các bệnh lý liên quan đến mạch máu như đau nửa đầu, thiếu máu não, cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ... 

Hi vọng qua những chia sẻ này bạn Ngọc Lan cũng hiểu hơn về bệnh lý này cũng như biết cách phòng tránh để luôn khỏe mạnh ở tuổi xế chiều và cũng không nên quá lo lắng về bệnh có thể di truyền. 

Chúc bạn luôn vui khỏe.

Bài viết liên quan: Người bệnh parkinson sống được bao lâu?

Để biết thêm về bệnh Parkinson có di truyền không - Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé. Mời bạn tham khảo các thông tin hữu ích khác tại https://bacsituvan.vn/ .

Parkinson