Chứng đau đầu trong bệnh viêm xoang rất phổ biến do tình trạng viêm và sưng nề của các màng lót xoang, có thể kèm theo cảm giác nặng ở vùng mắt, má và trán. [...]
Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm ở họng kéo dài trên một tuần, bệnh trở thành mạn tính khi tình trạng viêm này lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc cơ thể người bệnh không đáp ứng được với các loại thuốc điều trị.
Viêm họng do liên cầu là tình trạng nhiễm trùng ở họng do liên cầu nhóm A gây ra. Đây là loại vi khuẩn phổ biến với tỷ lệ nhiễm lên đến 40% các trường hợp viêm họng.
Viêm họng cấp là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc thành sau họng dẫn đến họng bị sưng đỏ, phù nề, đau rát, ngứa và gây ho, có thể có mủ. Bệnh kéo dài 1-2 tuần thường do tác nhân là các virus hay vi khuẩn gây ra.
Viêm họng là tình trạng cổ họng bị sưng, đỏ, đau rát, có thể có mủ và thường kèm sốt, ho, hắt hơi, chảy mũi. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn, hóa chất, hoặc do các yếu tố môi trường, thay đổi thời tiết.
Amidan là một tổ chức lympho có thể nói là lớn nhất của cơ thể nằm dưới niêm mạc thành sau họng, tập trung thành đám tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer bao gồm amidan vòm (còn gọi là hạch VA), amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi.
Vách ngăn mũi là bộ phận nằm trong hốc mũi và chia hốc mũi thành 2 nửa trái và phải. Vách ngăn được cấu tạo từ phần xương phía sau và sụn phía trước, có chiều dài khoảng 8cm, đi từ tiền đình mũi đến vòm mũi họng.
Ù tai là tình trạng nghe thấy tiếng ù ù ở một hoặc cả hai tai nhưng không phải do âm thanh bên ngoài gây ra mà có nguồn gốc từ chính hệ thống thính giác hoặc các cơ quan lân cận, trong khi người khác thường không nghe thấy gì.
Loét miệng còn gọi là loét áp tơ hay nhiệt miệng là những vết loét nông, khu trú ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi, hình tròn hoặc hình bầu dục với đáy màu xám.
Polyp mũi có bản chất là thoái hóa cục bộ của niêm mạc mũi hay xoang, chủ yếu là lớp tổ chức đệm, tạo thành khối bám vào thành niêm mạc bằng cuống nhỏ.
Thủng màng nhĩ là tình trạng lớp mô mỏng ngăn cách giữa ống tai ngoài và tai giữa bị rách hoặc thủng. Thủng màng nhĩ có thể tự lành mà không cần điều trị, nhưng đôi khi tình trạng này cũng cần phải phẫu thuật mới lành lại được.
Nấm lưỡi do tác nhân là nấm Candida phát triển một cách quá mức gây ra. Nấm lưỡi phát triển chủ yếu ở mặt trên của lưỡi, tạo ra các mảng trắng sữa. Nấm lưỡi có thể lan vòm họng, thành sau họng, niêm mạc má, amidan.
Xoang là các hốc rỗng trong các xương ở mặt, tên các xoang được đặt theo tên của các xương tương ứng ở mặt. Có hai nhóm xoang là nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.
Cơn ho xảy ra do các tế bào dọc theo đường hô hấp bị kích thích, làm cho phổi đẩy không khí ra ngoài với áp lực và tốc độ cao. Tùy thuộc vào thời gian kéo dài, cơn ho có thể là cấp tính, bán cấp, hoặc mạn tính.
Điếc hay còn gọi là khiếm thính, mất thính lực là tình trạng bệnh nhân bị suy giảm khả năng nghe ở một tai hoặc hai tai .Người bệnh có thể nghe một số âm thanh nhưng rất kém. Hoặc không thể nghe thấy ai đó nói ngay cả khi họ nói bình thường.
Dị vật trong tai là tình trạng các dị vật hay côn trùng do một nguyên nhân nào đó rơi và nằm trong ống tai ngoài, gây tổn thương, viêm nhiễm, đau đớn.
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng máu chảy ra từ các mao mạch ở niêm mạc mũi. Chảy máu cam khá thường gặp, hầu như ai cũng từng có lần bị chảy máu cam trong suốt cuộc đời.
Chấn thương thanh quản thường xảy ra cùng với chấn thương sọ não. Chấn thường thanh quản cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường thở và có thể dẫn đến tử vong.
Rò luân nhĩ là lỗ rò có kích thước nhỏ bằng đầu tăm hoặc to hơn chút, xuất hiện ở vùng trước vành tai, chỗ sụn của vành tai tiếp giáp với mặt.
Rất nhiều người viêm mũi, viêm xoang mạn tính đã phải sống chung rất lâu với bệnh vì chưa biết cách nào giúp cho triệu chứng chỉ nhẹ, nhanh khỏi và quan trọng nhất là giảm rồi tiến tới hết bị các đợt viêm mũi, viêm xoang cấp.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương, tỷ lệ ca viêm mũi dị ứng chiếm tới 32,2% tổng số ca bệnh tai mũi họng.