Gây nên trĩ ngoại có một số nguyên nhân, tạm chia thành các loại sau:

1. Trĩ ngoại do tắc mạch máu:

Là do tĩnh mạch trên trĩ bị tắc hay vỡ gây chảy máu, mạch máu đầy những cục máu, ở phía dưới da phần cửa hậu môn hình thành những cục trĩ nhỏ hình ôvan, tự  cảm thấy đau tức.

2. Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình gập:

Do dưới da tĩnh mạch bị gấp khúc, hình thành những viền bướu hình tròn ở phần rìa cửa hậu môn, cũng có thể theo hình bầu dục, hay hình dài. Nếu có hiện tượng phù thũng, hình dạng búi này sẽ lớn hơn, trong búi trĩ có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.
bệnh trĩ ngoại

3. Trĩ ngoại do chứng viêm:

Do những nếp gấp ở cửa hậu môn bị viêm , phù thũng gây nên. Thường cửa hậu môn bị tổn thương, do lây nhiễm vi khuẩn gây nên.

4. Trĩ ngoại do tổ chức kết đế:

Do rãnh nhăn ở phần rìa cửa hậu môn phình to, các mô kết đế bị tăng sinh, trong đó mạch máu lại rất ít, do những mảnh da dài ra, hay gọi là trĩ ngoại do da. Những mảnh da đơn phát hoặc vòng trong sa xuống và lòi ra, có thể nhìn thấy ở ngay dưới hậu môn, trĩ tạo thành hình vòng dạng giống mào hoa, gọi là trĩ ngoại dạng da thừa hay còn gọi là trĩ tiêu binh.

Bệnh trĩ biểu hiện không rõ rệt và thường bị nhầm sang các dạng triệu chứng táo bón thông thường khác. Người mắc bệnh thậm chí cả bác sĩ thường khó khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh. Triệu chứng sớm và thường gặp nhất của bệnh trĩ là chảy máu. Lúc đầu, người bệnh chảy máu rất kín đáo, chỉ thấy một chút máu ở giấy vệ sinh hoặc phân. Lâu dần, phải rặn do táo bón, máu sẽ chảy thành giọt, có khi ngồi xổm hoặc đi lại nhiều cũng thấy máu chảy. Người mắc bệnh cảm giác vướng, đau ở vùng hậu môn, triệu chứng đau do tắc mạch ở búi trĩ có các cục máu đông nhỏ.

Vậy bệnh trĩ ngoại nên ăn gì ? Sau đây là một số tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ ngoại nên ăn gì
Người bị bệnh trĩ muốn bệnh thuyên giảm nhất thiết phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Bạn cũng cần tránh va chạm vùng hậu môn, giấy vệ sinh phải mềm, dùng các loại xà phòng ít tính acid đồng thời giữ sạch vùng hậu môn, nhưng tránh rửa quá nhiều sẽ va chạm gây thương tổn. Ngoài ra nên hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột, tránh ngồi lâu, đứng nhiều.

Người bệnh tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri...). Tránh các đồ ăn đảm bảo, ôi thiu, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ dẫn đến tiêu chảy. Nên ăn nhiều chất xơ như ăn cam, quýt giúp phân mềm, đỡ táo bón. Những loại rau củ có tác dụng nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền để nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Đặc biệt, rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị bệnh trĩ và táo bón. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, có thể ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
bị bệnh trĩ ngoại nên ăn gì

Mọi thắc mắc cần được tư vấn kỹ hơn về “Bệnh trĩ ngoại” bạn đọc xin gửi về : songkhoe@bacsituvan.vn - hoặc gọi ☎ : 19001259 để được tư vấn miễn phí!

Bệnh trĩ