Chấn thương cột sống là gì?

Chấn thương cột sống là một loại chấn thương thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, gặp cả trong tai nạn thể thao hoặc do các vật cứng tác động vào. Chấn thương cột sống, cần được cấp cứu khẩn trương. Tuy nhiên nhiều trường hợp do vội vàng, các chấn thương cột sống có thể bị bỏ sót, hoặc các động tác cấp cứu ban đầu và vận chuyển người bệnh không đúng làm cho các chấn thương cột sống nặng thêm.

Hậu quả của chấn thương tủy sống là mất chức năng, chẳng hạn như di chuyển hoặc cảm xúc. Trong hầu hết những người bị chấn thương cột sống, tủy sống không hoàn toàn bị cắt đứt nhưng có thể bị rách. Chấn thương cột sống không giống như các chấn thương khác, có thể là do dây thần kinh bị chèn ép hay đĩa đệm bị vỡ. Ngay cả khi một người bị chấn thương ở một hoặc nhiều đốt sống, có thể không có bất kỳ tổn thương nào đến cột sống nếu tủy sống không bị ảnh hưởng.

Chấn thương cột sống là một loại chấn thương vật lí cực kì nghiêm trọng có thể có tác động lâu dài trên hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, có thể gây liệt, tàn phế, thậm chí tử vong.

1. Nguyên nhân gây chấn thương cột sống

Nguyên nhân gây chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống thường là hậu quả của một tai nạn hoặc do bạo lực. Các nguyên nhân có thể gặp:

  • Tai nạn giao thông, có thể tai nạn do đi xe máy, xe đạp hoặc thậm chí cả trường hợp tai nên xe ô tô
  • Bị tấn công bằng bạo lực, như bị đáng bằng vật cứng, bị tấn công bằng dao, súng đạn
  • Ngã từ trên cao xuống, rất hay gặp trong tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt
  • Chấn thương do thi đấu hoặc luyện tập thể thao

2. Những yếu tố nguy cơ chấn thương cột sống

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương cột sống, chẳng hạn như:

  • Không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô
  • Không trang bị đồ bảo hộ thích hợp khi chơi thể thao
  • Lặn xuống nước trong khi bạn không kiểm tra độ sâu và những vật có trong nước
  • Sống ở vùng có nhiều bạo lực, vùng đang có chiến tranh

3. Biểu hiện triệu chứng của chấn thương cột sống

Biểu hiện triệu chứng của chấn thương cột sống

Tùy theo vị trí chấn thương cột sống có thể dẫn đến một hoặc nhiều các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Liệt vận động hai tay, hai chân thậm chí liệt cả tứ chi
  • Mất cảm giác, bao gồm khả năng để cảm thấy nóng, lạnh và cảm giác đau
  • Rối loạn hô hấp do liệt cơ hoành
  • Ho ra các dịch tiết từ phổi
  • Đại tiểu tiện không tự chủ hoặc bí đại tiểu tiện
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Các hoạt động phản xạ hoặc co thắt
  • Những thay đổi trong chức năng tình dục, sự nhạy cảm tình dục
  • Đau hoặc cảm giác châm, bị chích mãnh liệt do tổn thương các sợi thần kinh trong tủy sống

4. Cận lâm sàng

  • Chụp X quang cột sống: Có thể phát hiện các trường hợp tổn thương xương đốt sống, như gãy hay trật đốt sống
  • Chụp CT cột sống: Khảo sát các tổn thương xương, máu tụ trong ống sống và đĩa đệm
  • Chụp MRI cột sống: Khảo sát các tổn thương đĩa đệm, dây chằng, máu tụ, các tổn thương trong nhu mô tủy sống…

5. Biến chứng của chấn thương cột sống

Biến chứng của chấn thương cột sống

Các biến chứng thường gặp sau khi chấn thương cột sống gây tổn thương tủy là:

Liệt vận động:

  • Tổn thương ở đốt sống lưng hoặc thắt lưng có thể gây yếu hoặc liệt vận động ở hai chân
  • Tổn thương ở đốt sống cổ có thể gây liệt cả hai chân và hai tay (tứ chi)
  • Có thể bị rối loạn trương lực cơ gây co rút, co cứng, teo cơ hay cứng khớp, loãng xương, rỗng tủy sau chấn thương.

Rối loạn cảm giác: Sau chấn thương cột sống có thể bị giảm hoặc mất cảm giác phía dưới vùng tủy sống bị tổn thương. Rối loạn cảm giác có thể gây các triệu chứng tê bì, đau, thậm chí còn có thể mất cảm giác hoàn toàn. Ngoài ra còn dẫn đến các biến chứng và thương tật thứ phát như là bị loét do tỳ đè.

Các rối loạn thần kinh thực vật: Đây là loại rối loạn phản xạ tự động, như tăng tiết mồ hôi, rối loạn điều nhiệt, rối loạn đại tiểu tiện, các biến chứng về hô hấp, biến chứng tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối....

6. Điều trị chấn thương cột sống

Việc điều trị chấn thương cột sống tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương. Người chấn thương cột sống cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Cấp cứu ban đầu (hay còn gọi là sơ cứu) rất quan trọng trong chấn thương cột sống, nhiều trường hợp nhờ sơ cứu ban đầu phù hợp và kịp thời đã hạn chế rất nhiều các tổn thương thần kinh. Ngược lại, nhiều khi do sơ cứu ban đầu không đúng đã đưa đến các tổn thương thần kinh vĩnh viễn, gây ra tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong.

Cấp cứu ban đầu: Đứng trước một người bị chấn thương cột sống, cần phải bất động đúng phương pháp, phải đặt nẹp bất động cột sống tại vị trí chấn thương, rồi vận chuyển nạn nhân trên cáng cứng

6.1. Điều trị triệu chứng 

Điều trị chấn thương cột sống

Với các trường hợp chấn thương nhẹ, không có tổn thương thần kinh và gãy vững thì có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn, điều trị thuốc, vật lý trị liệu phục hồi chức năng kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống.

Sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần…. giúp giảm các cơn đau nhanh chóng, tức thời, nhưng cần phải cân nhắc khi sử dụng kéo dài. Vì khi dùng kéo dài sẽ gây ra những tác dụng phụ gây hại cho gan, thận.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, cần bất động cột sống bằng áo nẹp hay ván cứng

Với những trường hợp tổn thương nặng, gãy xương đốt sống mất vững, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm… hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn cần phải phẫu thuật.

6.2. Phẫu thuật

Là phương pháp điều trị sau cùng khi các tổn thương cột sống nghiêm trọng. Phẫu thuật giúp xử trí xương đốt sống, kéo nắn cột sống, làm rộng ống sống, cố định cột sống, kết hợp lại xương nếu bị gãy hay trật bằng móc, có ghép hoặc không ghép.

Ngoài ra phẫu thuật cũng giúp xử trí các tổn thương mạch máu, các tổn thương dây thần kinh, lấy khối máu tụ trong nội tủy (nếu có) ...

 Phẫu thuật chấn thương cột sống

 Tuy nhiên phẫu thuật cũng cần phải thận trọng bởi:

  • Có thể làm cho tình trạng bệnh xấu hơn nếu như cơ thể người bệnh không thích ứng với các dị vật lắp ghép vào cơ thể.
  • Thời gian phục hồi lâu.
  • Nguy cơ biến chứng khi phẫu thuật, hoặc biến chứng nhiễm trùng
  • Với các vận động viên sau khi phẫu thuật có thể phải từ bỏ con đường thể thao chuyên nghiệp, do cơ thể rất khó để có thể phục hồi lại tầm vận động và chức năng như ban đầu.

7. Dự phòng chấn thương cột sống

  • Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về luật giao thông
  • Luôn tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông
  • Luôn thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô
  • Mặc trang phục bảo hộ phù hợp khi chơi thể thao
  • Thực hiện tốt luật an toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất và xây dựng
  • Huấn luyện tốt ở tuyến cơ sở trong sơ cứu tại chỗ chấn thương cột sống
  • Không bao giờ lặn xuống nước mà không biết rõ độ sâu.

Chấn thương cột sống