Tóm tắt nội dung
Thanh quản là một đoạn của đường hô hấp, nằm ngay bên dưới nơi đường hầu họng tách ra thành khí quản và thực quản. Thanh quản di động ngay dưới da vùng cổ trước khi có động tác nuốt, hoặc khi cúi xuống, ngẩng lên.
Thanh quản giống hình tháp, có 3 mặt, dài khoảng 44mm ở nam, 36mm ở nữ. Đường kính ngang 41-43mm, đường kính trước sau 26-36mm. Thanh quản bao gồm phần lớn các sụn được gắn với nhau và với các cấu trúc xung quanh bởi các cơ hoặc bởi các thành phần mô sợi và đàn hồi.
Thanh quản được ví như cửa ngõ đường hô hấp, có vai trò bảo vệ không cho dị vật vào đường hô hấp và tạo ra âm thanh. Có thể nói chức năng tạo ra âm thanh là rất quan trọng, có ý nghĩa cả về mặt xã hội, góp phần tạo ra giọng nói, ngôn ngữ để con người giao tiếp với nhau.
Chấn thương thanh quản là một loại chấn thương hay gặp trong chấn thương tai, mũi, họng tác động trực tiếp tới thanh quản. Thường xảy ra cùng với chấn thương sọ não, gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường thở, đôi khi có thể bị đứt thanh quản nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, cần phải chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi bệnh diễn biến nặng hơn.
1. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương thanh quản
- Chấn thương từ bên ngoài: Bị tác động mạnh trực tiếp vào thanh quản như ngã, bị đánh vào cổ… hay gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.
- Chấn thương thanh quản trong: Đặt nội khí quản là nguyên nhân chính, ngoài ra soi thanh quản quá thô bạo, xử trí khối u không đúng kỹ thuật, phẫu thuật chức năng dây thanh quản không cẩn thận cũng là nguyên nhân gây chấn thương thanh quản trong.
2. Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương thanh quản
Tùy theo mức độ chấn thương, vị trí thanh quản bị chấn thương mà có biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng hay gặp là:
Viêm thanh quản thường đến đột ngột và diễn biến nặng trong 5-7 ngày đầu, với các triệu chứng:
- Giọng nói khàn khàn, nói hụt hơi, yếu giọng
- Cổ họng bị khô, thỉnh thoảng mất giọng
- Cơn ho liên tục, kéo dài
- Họng thường xuyên bị kích ứng
- Đau họng, họng vướng, khó nuốt
Ngoài ra nếu viêm nắp thanh quản, mô sưng lên đến mức có thể che kín khí quản. Điều này rất nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp thậm chí tử vong nếu không được điều trị. Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm nắp thanh quản phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Các triệu chứng viêm nắp thanh quản có thể gặp:
- Khó nuốt
- Khó thở, thở rít
- Tiết nhiều nước bọt
- Phát ra âm thanh khò khè khi thở
- Giọng nói như bị bóp nghẹt
- Sốt cao
3. Biến chứng có thể gặp khi bị chấn thương thanh quản
Chấn thương thanh quản sẽ gây ra một vài biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm như:
- Biến chứng tức thời: Ngạt thở là biến chứng tức thời nguy hiểm nhất, thường gặp do máu chảy xuống khí quản gây ra. Đây là trường hợp tối cấp cứu, vì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
- Biến chứng thứ phát: Hay gặp hơn với các tình trạng như viêm thanh quản lan tỏa, viêm khớp nhẫn phễu, thay đổi giọng nói, rối loạn phát âm, khó thở…
4. Chẩn đoán chấn thương thanh quản
Chấn thương hở
Chẩn đoán vết thương hở thanh quản thường dễ vì các triệu chứng rõ, xuất hiện sơm. Nhưng đôi khi có thể bị bỏ qua do tình trạng cấp cứu của nạn nhân: Ngất, choáng nặng, chấn thương phối hợp với các bộ phận khác quan trọng và nổi bật hơn như chấn thương sọ não, chấn thương lồng ngực…
Vết thương vùng cổ do dao hay vật sắc chém gây thanh quản bị chấn thương có thể được dễ dàng được chẩn đoán, chỉ cần nhìn bằng mắt thường. Nhưng các vết thương vùng cổ bên do đâm, đạn bắn rất khó xác định do tư thế cổ khi bị thương, mặt khác do vùng cổ có tổ chức lỏng lẻo nên dễ thay đổi hướng đi và nhanh chóng sưng tấy.
Các triệu chứng cần được lưu ý
- Khó thở: Khi có khó thở thanh quản cần nghĩ tới có tổn thương thanh quản.
- Khàn, mất tiếng: Tổn thương ở thanh quản gây đụng giập, phù nề sẽ gây khàn tiếng, nếu hơi khí theo vết thương thoát ra ngoài sẽ gây mất tiếng, phều phào không rõ tiếng. Khàn tiếng thường kèm theo khó thở, trong trường hợp không có khó thở thì khàn tiếng là triệu chứng gợi ý có chấn thương thanh quản.
- Tràn khí dưới da: Có thể rõ rệt hoặc phải sờ nắn mới thấy. Khí hoặc khí lẫn máu bắn, trào theo nhịp thở ra, khi ho hay khi cố nói cũng là dấu hiệu cần lưu ý nhất là trong các trường hợp cắt, đâm. Tuy nhiên cũng gặp trong thủng đường hô hấp nói chung. Khám vùng cổ chỉ có giá trị nếu thực hiện trong những giờ đầu sau chấn thương, nếu muộn vùng cổ sẽ sưng tấy, nề rất khó xác định.
Chấn thương kín
Chẩn đoán khó hơn, các triệu chứng có thể xuất hiện chậm. Các dấu hiệu cần được lưu ý là:
- Khó thở: Đặc biệt là khó thở thanh quản, trong chấn thương kín thanh quản, khó thở có thể đến muộn sau vài giờ.
- Khàn tiếng: Là dấu hiệu gợi ý quan trọng nhưng có thể không gặp nếu tổn thương chỉ khu trú ở trên hay dưới vùng thanh môn.
- Nuốt đau: Cũng là dấu hiệu có giá trị do đụng giập, lệch khớp của sụn thanh nhiệt và sụn phễu nhưng cũng gặp khi tổn thương chỉ có ở hạ họng.
- Ho: Tiếng ho thay đổi, khạc đờm có lẫn máu cũng cần được lưu ý, có thể xuất hiện muộn.
Soi thanh quản
Có giá trị để chẩn đoán nhất là trong trường hợp triệu chứng thực thể không rõ, chấn thương kín. Soi thanh quản nhằm xác định:
- Hình thái và giải phẫu của các bộ phận thanh quản.
- Hoạt động của thanh quản: Liệt, hạn chế hoặc cử động bất thường.
Lưu ý
Soi thanh quản gián tiếp thường khó thực hiện, soi thanh quản trực tiếp có thể làm tăng tình trạng khó thở, chảy máu, di lệch thêm các bộ phận bị chấn thương. Do đó không nên thực hiện soi thanh quản ngay, với chấn thương hở, có khó thở, chưa cầm được máu và khi có tràn khí dưới da.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X quang, chụp CT tư thế cổ nghiêng, cổ thẳng giúp cho xác định tổn thương nhưng vì vùng cổ thường bị sưng tấy, phù nề nhiều nên không cho được các hình ảnh chính xác.
5. Điều trị chấn thương thanh quản
Điều trị chấn thương kín:
- Theo dõi sát: Tiến triển tình trạng khó thở, toàn trạng
- Khi khó thở độ I điều trị nội khoa bằng: Thuốc kháng sinh, corticoide, kháng viêm, giảm phù nề đường tĩnh mạch hoặc khí dung.
- Mở khí quản khi có khó thở độ II hoặc khó thở tăng sau khi đã điều trị nội khoa
- Mở thanh quản đường ngoài đặt lại khung xương sụn nếu có gãy, vỡ, di lệch.
Điều trị chấn thương hở:
- Phẫu thuật là biện phấp cần thiết để khắc phục các vết thương hở vùng cổ và thanh quản.
- Mở khí quản
- Phục hồi cấu trúc và thông khí đường thở
- Điều trị kết hợp: thuốc kháng sinh, giảm phù nề, giảm đau
6. Phòng ngừa chấn thương thanh quản
- Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá do người khác hút, bởi vì khói thuốc làm khô họng và gây kích ứng dây thanh âm.
- Uống nhiều nước, giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch.
- Hạn chế rượu và caffein để đề phòng khô họng.
- Tránh khạc, động tác này khiến dây thanh âm rung bất thường và có thể làm tăng phù nề. Khạc nhổ còn làm cho họng tiết nhiều chất nhày hơn và bị kích ứng hơn, càng làm cho người bệnh muốn khạc nhiều hơn.
Chấn thương thanh quản