Tóm tắt nội dung

1. Nguyên nhân gây chảy máu cam
- Nguyên nhân thường gặp nhất là niêm mạc mũi khô do hít phải không khí khô, đặc biệt là về mùa đông, thời tiết hanh khô nhiều
- Chấn thương niêm mạc mũi
- Nhiễm độc
- Nhiễm trùng mũi xoang
- Mao mạch trong mũi gặp vấn đề bất thường
- Một số bệnh lý như tăng huyết áp hay rối loạn đông máu

- Không khí trong phòng nóng, khô
- Người bị vẹo vách ngăn mũi
- Phụ nữ mang thai (do chảy máu điểm mạch)
- Cảm lạnh và dị ứng
- Tiếp xúc hoá chất kích ứng
- Bệnh lý toàn thân như suy thận, tăng huyết áp, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu
- Nghiện rượu nặng
- Dùng thuốc như corticoid, thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc chống đông, kháng histamin, thuốc xịt mũi.…
2. Triệu chứng chảy máu cam

- Máu tự nhiên chảy ra ở lỗ mũi, một hoặc hai bên
- Máu cũng có thể chảy xuống thành sau họng gây khạc, ho hoặc nôn ra máu.
- Một số ít trường hợp có thể đi ngoài phân đen do nuốt một lượng lớn máu chảy vào dạ dày.
- Bác sĩ khám mũi họng có thể thấy máu đang chảy ra ở niêm mạc mũi
3. Chẩn đoán chảy máu cam

- Đang bị tăng huyết áp
- Hạ tiểu cầu
- Mắc bệnh ưa chảy máu
- Mắc bệnh bạch cầu
- Đang dùng thuốc chống đông máu
- Chấn thương mũi do tai nạn
- Đang mắc sốt xuất huyết…
4. Điều trị chảy máu cam
Tuy nhiên, ở một số thể đặc biệt, chẳng hạn chảy máu cam ở người bị sốt xuất huyết hay ở người mắc bệnh ưa chảy máu.… thì phải đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Các bước cấp cứu ban đầu:
Bất kể chảy máu cam do nguyên nhân gì, phương pháp cấp cứu ban đầu rất quan trọng và tuân thủ 3 bước như sau:
-
Bước 1: Ngồi thẳng lưng
-
Bước 2: Đầu hơi cúi về phía trước.
-
Bước 3: Dùng tay hoặc người hỗ trợ bóp hai mũi lại và nhắc người bệnh từ từ thở bằng miệng trong khoảng 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy.
Các bước xử trí ở cơ sở y tế:
Nếu hơn 30 phút mà máu vẫn chảy hoặc là trường hợp chảy máu cam nhiều, chảy thành tia hay chảy máu cam ở những người mắc bệnh thì cần phải đến cơ sở y tế được cấp cứu kịp thời.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ có thể dùng bông hoặc gạc cuộn lại rồi chèn vào 2 lỗ mũi, giữ chặt ở đấy, vẫn yêu cầu thở bằng miệng.
Khi máu có dấu hiệu chảy chậm lại, cần uống một ít nước để tránh cơ thể bị mất nước.
Nếu được, nên nghỉ ngơi trong phòng có máy phun sương tạo ẩm hoặc ở những nơi mà không khí không quá hanh khô.
Cũng có thể dùng lọ nước muối biển, có để lạnh thì càng tốt xịt rửa mũi họng, rồi tiến hành bóp 2 lỗ mũi hoặc chèn gạc vào mũi có tác dụng cầm máu tốt.
Song song với việc cầm máu, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây chảy máu. Chẳng hạn như điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn đông máu….
5. Dự phòng chảy máu cam
- Kiểm soát tốt huyết áp
- Tránh dùng các chế phẩm có chứa aspirin hay thuốc giảm đau kháng viêm, nếu hay bị chảy máu cam
- Làm ẩm không khí trong phòng và tại nơi làm việc nếu có thể để tránh không khí bị khô
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, dung môi hữu cơ, bụi, khói thuốc
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi
- Uống bổ sung vitamin C hoặc ăn các thực phẩm giầu vitamin C.
Chảy máu cam