1. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
  • Virus: Thường gặp nhất, trong đó virus Adeno chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt người bệnh, hoặc tiếp xúc với giọt bắn từ người bệnh do ho, hắt hơi. Trường hợp này khá lành tính, thường tự khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.
  • Vi khuẩn: Gây viêm kết mạc thường gặp là tụ cầu (Staphylococus), Hemophilus influenza … các tác nhân này cũng khá hay gặp, đứng thứ 2 sau virus. Có thể gây tổn thương mắt nặng nếu không được điều trị.
  • Dị ứng: Có thể do các dị nguyên là bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất… chiếm từ 15%- 40% các trường hợp đau mắt đỏ. Trong thực tế khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, có thể kéo dài hay tái phát.

2. Những yếu tố nguy cơ gây bệnh đau mắt đỏ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nước mắt hoặc ngón tay, khăn tay của người bị đau mắt đỏ
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, phấn bướm, lông vật nuôi, khói thuốc lá…
  • Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, môi trường bị ô nhiễm
  • Thường dùng kính áp tròng, đặc biệt là kính áp tròng một tuần (loại kính có thể đeo liên tục trong 7 ngày thay vì phải tháo bỏ trước khi ngủ).

3. Triệu chứng đau mắt đỏ

Triệu chứng đau mắt đỏ

Các triệu chứng của đau mắt đỏ tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh:

Viêm kết mạc do virus có thể có các triệu chứng:

  • Mắt đỏ, sưng, cộm
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Nhiều dử mắt
  • Phù mi kết mạc, giả mạc
  • Giảm thị lực, chói sáng khi biến chứng khô mắt hay thâm nhiễm giác mạc.
  • Có thể bị một hoặc cả hai mắt
Viêm kết mạc do vi khuẩn có các triệu chứng:
  • Cũng có đỏ mắt, sưng nề
  • Dử mắt màu vàng hay màu xanh, gây dính 2 mi mắt vào nhau khi ngủ dậy vào buổi sáng
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi
  • Có thể bị một hoặc cả hai mắt

Viêm kết mạc do dị ứng:

  • Chảy nước mắt, ngứa mắt rất nhiều
  • Thường kèm theo các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi
  • Bệnh xảy ra cả hai mắt, không lây nhiễm
  •  Bệnh thường tái phát khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, hay theo mùa

4. Điều trị đau mắt đỏ

 Điều trị đau mắt đỏ

Việc điều trị đau mắt đỏ tùy vào tác nhân gây viêm:

  • Đau mắt đỏ do virus: Có thể tự khỏi trong vài ngày mà không cần điều trị. Để giúp bệnh nhanh khỏi, có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý, chườm lạnh, rửa mắt bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo cộng với kháng sinh phòng bội nhiễm.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Sử dụng khán sinh nhỏ mắt, có thể dùng các nhỏ dạng dung dịch hay dạng mỡ như Tobramycin 0,3%, Ofloxacin 0,3%.... Trường hợp nặng phải kết hợp với sinh đường uống.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (nếu biết chính xác), sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng (dùng loại nhỏ mắt hoặc dùng đường uống). Nhỏ thêm nước mắt nhân tạo để rửa trôi và làm giảm cảm giác ngứa.

5. Dự phòng đau mắt đỏ

Dự phòng đau mắt đỏ

Để phòng tránh đau mắt đỏ cần thực hiện các biện pháp:

  • Không dùng chung khăn mặt hay đồ dùng cá nhân trong gia đình và ở nơi làm việc
  • Không dùng tay dụi mắt, che miệng, mũi khi hắt hơi
  • Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc)
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh sát khuẩn tay thường xuyên
  • Nếu bạn sử dụng kính áp tròng cần được bác sĩ tư vấn và khám khi có triệu chứng cộm xốn chảy nước mắt
  • Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi
  • Tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất như vitamin C, A, D, E…
  • Vì viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân và có thể gây giảm thị lực không hồi phục nên cần đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa mắt khi có các triệu chứng ở mắt.

Đau mắt đỏ