Mộng tinh là hiện tượng xuất tinh nhưng không có động tác giao hợp và vẫn thấy khoái cảm, khi đó nam giới sẽ có giấc mơ hành lạc với một người phụ nữ nào đấy, thường xuất hiện khi mới dậy thì hoặc do kích thích từ sách báo, tranh ảnh.

Di tinh là hiện tượng tinh dịch xuất ra tự nhiên, không có khoái cảm mà chỉ thấy tinh dịch chảy ra ướt quần. Di tinh nếu xảy ra ít, mỗi tháng vài lần mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì được coi là bình thường. Nhưng nếu ngày nào cũng thấy tinh dịch chảy ra tự nhiên thì di tinh đã nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý. Di tinh nặng là một dạng bệnh lý cần được khám và điều trị.

1. Nguyên nhân gây di tinh, mộng tinh

Nguyên nhân gây di tinh, mộng tinh

Di tinh, mộng tinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở nam giới, chỉ là bệnh lý khi diễn ra bất thường. Nguyên nhân dẫn đến di, mộng tinh:

  • Nam giới đến tuổi dậy thì, thường xảy ra hiện tượng di tinh, mộng tinh
  • Nam giới trưởng thành lâu không quan hệ nam nữ, xa vợ, xa người tình
  • Những nam giới đọc nhiều sách, báo, phim, ảnh khiêu dâm…
  • Do viêm đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu, viêm tuyến tiền liệt…
  • Nam giới mặc quần áo quá chặt, vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch gây bẩn ngứa, tâm lý căng thẳng, áp lực học tập, áp lực công việc…

2. Triệu chứng thường gặp của di tinh, mộng tinh

Triệu chứng thường gặp của di tinh, mộng tinh
  • Mộng tinh: Tình trạng xuất tinh xảy ra trong lúc ngủ, vẫn đạt cực khoái, thường sau khi đang mơ màng đến việc quan hệ nam nữ.
  • Di tinh: Tình trạng này không có cực khoái, tinh dịch chảy ra quần dù không có giao hợp, không có sự cương cứng hoặc kích thích tình dục. Có thể xảy ra lúc đi tiểu, đại tiện hoặc trong lúc ngủ.

3. Chẩn đoán di tinh, mộng tinh

Di tinh, mộng tinh là hiện tượng sinh lý, nên phần lớn không phải đi khám. Trường hợp mà xảy ra nhiều quá, chẳng hạn như mỗi tuần vài lần thì có thể là bất thường, lúc đó phải đi khám chuyên khoa nam học để được chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân.

  • Nói chung di tinh, mộng tinh được chẩn đoán khá dễ, chỉ cần tự kể ra là bác sĩ có thể chẩn đoán được.
  • Bác sĩ có thể cho làm một số xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh có thể gây di tinh, mộng tinh. Chẳng hạn như xét nghiệm chẩn đoán viêm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến…

4. Điều trị di tinh, mộng tinh

Điều trị di tinh, mộng tinh

Di tinh, mộng tinh là hiện tượng sinh lý, phần lớn không cần điều trị gì cả. Một số trường hợp bất thường thì cần điều trị, nhưng chủ yếu là điều trị bằng liệu pháp tâm lý.

Nếu nguyên nhân mà do tình trạng căng thẳng, lo âu, hay do áp lực học tập thì có thể dùng thuốc chống lo âu.

5. Phòng ngừa di tinh, mộng tinh

  • Hạn chế đọc sách, báo, phim ảnh khiêu dâm
  • Tránh suy nghĩ về tình dục
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
  • Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng, tham gia các trò chơi, giải trí lành mạnh
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc phiện, thuốc lá…
  • Cần có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ 4 nhóm thực phẩm 
  • Không ăn nhiều thức ăn quá cay, nóng, cũng không nên ăn nhiều chất sống, lạnh.

Di tinh - Mộng tinh