Đa số trường hợp dị vật trong tai xảy ra ở trẻ em do có thói quen khi chơi hay nhét đồ chơi vào lỗ tai của chính bản thân hoặc của các bạn.

Những dị vật mà trẻ hay chơi và dễ gây dị vật ở trong tai như hạt cườm, hạt cây, hạt lạc, hạt đỗ, nút áo, sỏi, đầu viết chì, pin cúc áo… Dị vật trong tai thường không gây triệu chứng gì rõ rệt, nhưng nguy hiểm là có thể làm xước tai gây viêm nhiễm hoặc là dị vật vào sâu thêm trong tai.

1. Nguyên nhân gây dị vật trong tai

Nguyên nhân gây dị vật trong tai

Thường gặp ở trẻ em với các nguyên nhân như:

  • Do tính tò mò, nghịch ngợm thích khám phá nên các bé thường tự nhét các vật có kích thước nhỏ vào tai mình hay nhét vào tai của bạn
  • Ngoài ra cũng có thể do côn trùng bay vào tai và kẹt ở trong không ra được.

2. Triệu chứng của dị vật trong tai

  • Với trẻ nhỏ chưa cảm nhận được các bất thường trong tai, không biết nói cho người thân biết bị dị vật trong tai, khiến cho dị vật không phát hiện ra.
  • Đối với trẻ lớn hoặc người trưởng thành có thể cảm nhận được là bị cái gì đó ở trong tai, khi đó bác sĩ khám sẽ phát hiện ra có dị vật
  • Nhiều trường hợp tình cờ phát hiện ra dị vật ở trong tai khi khám tai mũi họng.
  • Phần lớn trường hợp dị vật trong tai gây ra đau tai, chảy nước tai, nghe kém.
  • Bác sĩ khám tai có thể dùng đèn soi hoặc ống nội soi tai phát hiện các trong tai có dị vật, các tổn thương ở ống tai, các dấu hiệu viêm ống tai như sưng, đỏ, chảy mủ tai

3. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dị vật trong tai

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dị vật trong tai
  • Thủng màng nhĩ, gây điếc không hồi phục
  • Viêm ống tai ngoài
  • Dị vật trôi vào sâu gây viêm tai giữa
  • Biến dạng vành tai, ống tai ngoài

4. Điều trị dị vật trong tai

Điều trị dị vật trong tai

Tùy theo loại dị vật, dị vật đã có biến chứng hay chưa mà có biện pháp điều trị khác nhau.

  • Nếu dị vật nhỏ, đến khám sớm, bác sĩ có thể chỉ cần gắp hoặc dùng dụng cụ móc lấy ráy tai lấy ra là được.
  • Nếu dị vật gây viêm thì sau khi lấy dị vật ra, phải tiến hành điều trị viêm.
  • Dị vật ở sâu có thể phải nội soi tai để lấy dị vật.
  • Trường hợp dị vật to mắc kẹt ở ống tai hoặc dị vật gây viêm tai, sưng to, chít hẹp ống tai không lấy ra được bằng dụng cụ thông thường. Khi đó, cần gây mê và rạch da theo đường Shambaugh để lấy dị vật.
  • Ở trẻ nhỏ, dù dị vật dễ lấy nhưng trẻ không hợp tác cũng cần phải gây mê để lấy dị vật.

5. Dự phòng dị vật trong tai

  • Giáo dục trẻ em không được nhét bất kỳ thứ gì vào tai của bản thân hoặc của các bạn chơi cùng.
  • Loại bỏ xa tầm tay trẻ em hoặc không cho trẻ chơi các dị vật nhỏ có thể gây dị vật trong tai, như các hạt đỗ, lạc, pin cúc áo, các mảnh đồ chơi nhỏ lọt lỗ tai…
  • Khi nghi ngở có dị vật trong tai cần đến cơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
  • Định kỳ khám sức khỏe, khám và nội soi tai mũi họng kiểm tra 6 tháng/ lần

Bệnh thường gặp