Nghe là một chức năng quan trọng của con người, giúp con người thu nhận các thông tin từ bên ngoài để có thể sống, thích ứng và hoà nhập với môi trường. Không chỉ để nghe, nhận thức thế giới xung quanh, nghe còn có một tầm quan trọng đặc biệt là hiểu tiếng nói, hình thành ngôn ngữ, là công cụ giao tiếp xã hội giữa người với người, và là cơ sở để phát triển tư duy ý thức.

Tổng quan về bệnh điếc tai

Bệnh điếc tai hay còn gọi là khiếm thính, mất thính lực hoặc nghe kém là tình trạng suy giảm khả năng nghe ở một hoặc cả hai bên tai khi nói bình thường ở khoảng cách một mét. Người bệnh có thể nghe thấy một số âm thanh nhưng rất kém hoặc có thể không nghe thấy âm thanh mà phải sử dụng các ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với mọi người xung quanh. Mất thính lực có ba loại khác nhau do dẫn truyền, thần kinh, hỗn hợp.

Khi bị điếc, gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề. Với trẻ bị điếc bẩm sinh sẽ không phát triển được ngôn ngữ, không phát triển tư duy. Trẻ bị được bẩm sinh sẽ thường đi kèm là không nói được. Với người lớn mà bì điếc thì ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và làm việc.

1. Nguyên nhân gây điếc

Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý làm tổn thương bộ máy thính giác, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng nghe, gây giảm sút chức năng nghe ở các mức độ và tính chất khác nhau, từ điếc nhẹ đến điếc hoàn toàn.

Nguyên nhân gây điếc

Nguyên nhân gây điếc chủ yếu bao gồm:

  • Do yếu tố bẩm sinh: Đây là nguyên nhân gây điếc thường gặp ở trẻ sơ sinh.
  • Do di truyền: Điếc có thể được di truyền từ các thế hệ trước sang thế hệ sau
  • Do tiếng ồn: Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây điếc. Tiếp xúc với tiếng ồn do động cơ, tiếng rít máy bay, tiếng nổ… làm tổn thương cơ quan thính giác.
  • Bệnh lý viêm: Viêm tai giữa mạn tính, viêm mê nhĩ, viêm thần kinh ốc tai có thể gây nghe kém, điếc
  • Thủng màng nhĩ: Màng nhĩ bị thủng do những tiếng nổ lớn, thay đổi áp lực đột ngột, vật nhọn đâm vào.…  gây ảnh hưởng lớn đến thính lực.
  • Tiền sử dùng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, tim mạch, kháng sinh.… có thể gây mất thính giác tức thời hoặc vĩnh viễn.
  • Do tuổi tác: Ở người cao tuổi các cơ quan bị lão hóa, trong đó có tai gây ra tình trạng nghe kém, điếc.
  • Các nguyên nhân khác như: Chấn thương, viêm màng não, quai bị, bệnh lý tim mạch, rối loạn thính lực, tiền sử tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời gian dài.… cũng có thể gây điếc, suy giảm thính lực.

2. Triệu chứng của bệnh điếc

Triệu chứng của bệnh điếc

Điếc thường diễn ra một cách từ từ nên người bệnh không để ý tới. Một số triệu chứng thường gặp khi bị điếc bao gồm:

  • Khó khăn để nghe thấy lời nói hay các âm thanh.
  • Khó khăn trong hiểu các từ ngữ, đặc biệt khi đứng giữa đám đông hoặc khu vực có tiếng ồn.
  • Thường phải yêu cầu người khác nói to hơn, chậm hơn.
  • Gặp khó khăn khi giao tiếp.
  • Thường phải tăng âm lượng khi xem tivi hoặc nghe đài.

Phân loại điếc như sau:

  • Nghe kém nhẹ: không thể nghe được tiếng nói thầm, rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.
  • Nghe kém trung bình: không nghe được tiếng nói thầm và cả tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.
  • Nghe kém nặng: Không thể nghe được cả tiếng nói lớn, các cuộc nói chuyện được thực hiện vô cùng khó khăn.
  • Nghe kém sâu: Không nghe được tiếng nói lớn, ngay cả khi hét sát vào tai, nếu không sử dụng thiết bị trợ thính thì không thể giao tiếp.

3. Chẩn đoán bệnh điếc tai

Chẩn đoán bệnh điếc tai

Với trẻ nhỏ, khi phát hiện trẻ không có phản xạ với âm thanh, chậm nói thì nên đưa trẻ đi khám để xác định xem có bị điếc hay không. Người trưởng thành thường đến gặp bác sĩ khi không thể nghe thấy người khác nói gì.

Để chẩn đoán bị điếc tai, người bệnh cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh.

Khám tổng quát tai mũi họng:

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ kiểm tra, sờ, nắn, soi trong tai nhằm phát hiện:

  • Bất thường về cấu trúc
  • Sự xuất hiện của các khối u trong tai.
  • Các bệnh viêm như viêm mũi xoang.
Cận lâm sàng:
  • Đánh giá sức nghe đơn giản bằng cách nói thì thầm để kiểm tra phản xạ âm thanh, mức độ nghe của người bệnh.
  • Đánh giá sức nghe hoàn chỉnh bằng: Đo thính lực biện pháp xác định chính xác mức độ điếc của người bệnh.
  • Nội soi tai mũi họng: Đánh giá các tổn thương ống tai ngoài, màng nhĩ, các khối u chèn ép, tình trạng viêm…
  • Chụp CT scan xương thái dương: Xác định các chấn thương, bệnh lý, viêm nhiễm có thể có.
  • Xét nghiệm liên quan bệnh lý nội khoa như đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh tuyến giáp hoặc xét nghiệm miễn dịch.

4. Điều trị bệnh điếc

Điều trị bệnh điếc

Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây điếc tai mà sẽ có các thuốc điều trị khác nhau. Nói chung, nếu điếc do nghề nghiệp hoặc do tuổi tác thì rất khó để có thể điều trị hồi phục được.

Với điếc do nghề nghiệp thì tốt nhất là tránh tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm, càng tốt. Còn điếc do tuổi tác, thì đeo máy trợ thính là biện pháp tốt giúp người bệnh nghe và giao tiếp được thuận lợi.

Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị, cải thiện bệnh điếc tai:

  • Thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương: Thuốc kích thích giao cảm, thuốc giãn cơ trơn, các vitamin.
  • Thuốc chống sưng, chống phù nề
  • Thuốc an thần.
  • Thuốc corticoid.
  • Thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân: Như điều trị viêm tai giữa, viêm thần kinh ốc tai….

Điếc