Tóm tắt nội dung
Cấu tạo xương gồm tế bào xương, chất căn bản và sợi liên kết. Tế bào xương gồm tạo cốt bào và hủy cốt bào. Chất căn bản và sợi liên kết gọi chung là chất nền ngoại bào xương. Xương cứng chắc là do chất gian bào chứa collagen và glycosaminoglycan được khoáng hóa bằng canxi và các khoáng chất khác như magie, kẽm, đồng, boron, silic, mangan,…
Sự hình thành và phát triển của xương
Khi trẻ sinh ra, quá trình cốt hóa vẫn tiếp tục, giúp cho xương phát triển cả về chiều dài và chiều rộng. Tế bào xương luôn luôn có sự đổi mới, luôn luôn diễn ra quá trình tạo xương và hủy xương.
Trong quá trình phát triển của cơ thể (tức là lúc trẻ đang trong thời gian lớn lên, thường đến 20 tuổi đối với nữ và 23-25 tuổi đối với nam), sự tạo xương lớn hơn sự hủy xương, khối lượng xương tăng dần để đạt tới giá trị tối đa gọi là khối lượng xương đỉnh.
Xương phát triển mạnh nhất ở tuổi dậy thì, và đạt đỉnh ở khoảng 25 - 30 tuổi. Khối lượng xương đỉnh có vai trò vô cùng lớn đối với sức khỏe, người có khối lượng xương đỉnh cao đồng nghĩa với việc có bộ xương chắc khỏe, giảm được nguy cơ mắc các bệnh về xương sau này. Chỉ cần tăng được 10% khối lượng xương đỉnh, có thể giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.
Mất xương - Giảm mật độ xương:
Sau tuổi 40, phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, sự suy giảm hormon estrogen bắt đầu diễn ra. Estrogen là một nội tiết tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ nói chung và sức khỏe xương nói riêng. Giai đoạn này, mỗi năm phụ nữ có thể mất khoảng 1 – 3% khối lượng xương. Đây là thời kỳ mất xương nhanh.
Ở nam giới, sau tuổi 40 cũng diễn ra sự mất xương nhưng chậm hơn so với phụ nữ. Đến khoảng sau 65 tuổi, khi đó mới có thể bị giảm mật độ xương và loãng xương.
Để xác định giảm mật độ xương và loãng xương, cho đến nay phương pháp duy nhất là đo mật độ xương.
Mật độ xương (BMD) theo chỉ số T (T-score) của một cá thể là chỉ số BMD của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi (thường là nhóm khỏe mạnh, có khối lượng xương đỉnh, cùng chủng tộc) làm chứng. Trên cơ sở đó, có các giá trị của BMD như sau:
- BMD bình thường khi T-score > – 1: tức là BMD của đối tượng > – 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi.
- Giảm mật độ xương khi – 2,5 ≤ T-score ≤ – 1: tức là BMD từ – 2,5 đến – 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi.
- Loãng xương khi T-score < 2,5: tức là BMD dưới – 2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi, ở bất kỳ vị trí nào của xương.
- Loãng xương nặng khi T-score < 2,5 và kèm theo gãy xương. Vị trí gãy hay gặp là cổ xương đùi, đốt sống cổ, đầu dưới xương cẳng tay.
Hậu quả của sự giảm mật độ xương:
Nhưng khi mật độ xương giảm trên 30%, lúc đó bệnh loãng xương đã xảy ra và sẽ gây ra các triệu chứng. Có thể thể có các triệu chứng như:
- Đau: Đau có thể khu trú ở vùng thắt lưng hoặc cột sống cổ, kèm tê bì, kiến bò. Cũng có thể đau theo đường đi của dây thần kinh, đau lan xuống mông, thậm chí xuống tận bàn chân.
- Gù, vẹo cột sống, còng lưng, giảm chiều cao gây khó khăn trong sinh hoạt và làm việc.
- Mất ngủ, trầm cảm
- Gãy xương: Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ, thậm chí tự gãy xương. Thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống thắt lưng và cổ xương đùi.
- Gãy cổ xương đùi do loãng xương để lại hậu quả nặng nề nhất, có thể dẫn đến tàn phế, sống phụ thuộc, thậm chí tử vong
- Việc nằm tại chỗ dài ngày khi gãy xương không những làm tình trạng loãng xương càng nặng lên mà còn kéo theo nhiều nguy cơ rất bất lợi cho sức khỏe người có tuổi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các điểm tỳ đè... Đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ.
Dự phòng giảm mật độ xương và loãng xương:
Mục tiêu dự phòng loãng xương là tối ưu hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương và giảm mất xương khi về già. Do vậy cần dự phòng loãng xương càng sớm càng tốt, ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Chế độ dinh dưỡng cần điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý. Bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng và protein như thịt, cá, trứng, sữa. Cần ăn cả các loại thức ăn giàu chất khoáng như canxi, magiê, phospho, vitamin D.
Cần ăn các loại sữa và sản phẩm sữa (sữa chua, phô mai, váng sữa...) vì chúng có hàm lượng canxi cao, canxi sữa có độ đồng nhất cao, dễ hấp thu. Vitamin D trong sữa giúp cơ thể hấp thu tốt hơn canxi.
Đối với phụ nữ, ngoài các vitamin và dưỡng chất thiết yếu, việc bổ sung nội tiết tố nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh cũng có vai trò rất quan trọng giúp xương chắc khỏe và dự phòng mất xương.
Tránh rượu, thuốc lá, cà phê; Vận động thể lực hợp lý; Tập thể dục, aerobic và tập thể dục có tải trọng... cũng có tác dụng tốt giúp xương chắc khỏe.
Canxi đòng vai trò rất quan trọng: Giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần 1 lượng vừa đủ, nếu thừa hoặc không hấp thu hết từ ruột vào máu sẽ gây nóng nhiệt, táo bón, sỏi thận. Cần chuyển hóa vào tận xương, canxi dư thừa trong máu sẽ gây xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm. Bởi canxi chiếm tới 99% trong xương, răng, móng, chỉ 1% trong máu và cơ quan khác.
Nên chọn canxi nano giúp hấp thu tối đa, bổ sung vitamin D3 và MK7 giúp hấp thu và chuyển hóa canxi từ ruột vào máu và từ máu vào xương, hạn chế dư thừa trong ruột, trong máu gây tác dụng phụ.
MK7: Là vitamin K2 tự nhiên duy nhất, được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống Natto của Nhật Bản. MK7 được ví là “người lái xe” đưa canxi vào đúng nơi cần đến. Nếu không có MK7 (người lái xe) thì canxi sẽ đi vào bất kì mọi nơi. Nếu không có MK7, dù có vitamin D thì canxi sẽ chống lại bạn. Khi đó canxi thích gắn vào mô mềm, vào mạch máu (như động mạch vành tim, thận, tĩnh mạch) hơn là gắn vào xương của bạn, gây ra nhiều phiền hà cho con người (như nhiều bệnh xương khớp, vôi hóa mạch máu tạo vữa xơ động mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh mạch vành tim, sỏi thận, suy thận, vôi hóa các mô liên kết, tạo vết nhăn v.v…)
MK7 không chỉ giúp xương chắc khỏe bằng cách đưa canxi từ máu vào xương, mà còn giúp xương dẻo dai, đàn hồi tốt hơn nhờ tác dụng tăng sản xuất Collagen trong xương.
Ngoài canxi, xương cần thêm các khoáng chất khác để phát triển chắc khỏe, đó là: Magie, mangan, kẽm, đồng, Boron, Silic (trong cỏ đuôi ngựa), Xương cần chondrotin và Silic để tăng tạo sụn. Cần acid folic và DHA để tăng khối xương.
Cơ Xương Khớp