Tóm tắt nội dung
Hăm là một hiện tượng của viêm da ở những vị trí nếp gấp, thường gặp nhiều ở trẻ em trong quá trình mặc tã do da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm. Hăm cũng gặp ở người trưởng thành do nằm bất động lâu hoặc là do bị ẩm ướt hay kích ứng da.
Bệnh không gây nguy hiểm nhiều nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, da có thể vị nấm hay bị nhiễm khuẩn gây loét.
1. Nguyên nhân gây hăm
Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm ở trẻ em. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị bẩn do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
Da trẻ mỏng và nhạy cảm
Một số nguyên nhân khác làm bé bị hăm:
- Mặc tã thô ráp, gây chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé
- Hóa chất trong bột giặt và chất xả mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
- Quần áo với chất liệu dầy, thô cứng, bó sát hay giữ ẩm cũng là nguyên nhân gây hăm da ở trẻ.
Người trưởng thành cũng có thể bị hăm nhưng nguyên thì khác với trẻ em. Nguyên nhân gây ra tình trạng hăm da ở người lớn bao gồm:
- Kích ứng: Kích ứng da có thể là kết quả của quá trình cọ sát giữa quần áo, tã, băng vệ sinh và da. Cọ sát thường xuyên khiến hàng rào bảo vệ và biểu bì của da bị tổn thương.
- Nhiệt độ và độ ẩm da cao: Mặc quần áo bó sát, không thoáng sẽ khiến da dễ bị ẩm và tăng nhiệt độ. Nhiệt độ cao cùng với mồ hôi ẩm ướt được cơ thể tiết ra tạo môi trường thuận lợi để hăm da xuất hiện.
- Dị ứng: Hăm là một phản ứng dị ứng thường gặp, có thể dị ứng nước giặt, nước xả hoặc dị ứng thuốc nhuộm quần áo.
- Vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục không đúng cách, vùng da này có thể bị hăm và ngứa rát.
- Nhiễm vi khuẩn, vi nấm: Vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc vi nấm Candida albicans có thể gây ra chứng hăm da ở người lớn.
- Bất động kéo dài: Những người bị bệnh phải nằm bất động kéo dài, kèm theo vấn đề vệ sinh có thể không tốt cũng là nguyên nhân gây hăm da.
2. Nguy cơ mắc hăm da
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị hăm, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao là:
- Trẻ em: Có thể nói là đối tượng có nguy cơ cao nhất, vì da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm, trẻ lại chưa có ý thức để tự bảo vệ mình, trong khi lại phải đóng bỉm thường xuyên.
- Người cao tuổi: Những người cao tuổi, đi lại khó khăn, dùng tã và không được thường xuyên vệ sinh tốt cũng có thể hăm.
- Những người bệnh: Trường hợp mắc các bệnh không đi lại được hoặc di chuyển khó khăn thường phải nằm một chỗ, da bị chèn ép, bí lâu ngày và gây hăm.
- Phụ nữ: Nữ sử dụng băng vệ sinh, nếu không chú ý tự vệ sinh cá nhân, ngồi nhiều hoặc loại băng đang sử dụng khô ráp cũng rất dễ bị hăm.
3. Triệu chứng của hăm da
Hăm da nó chung rất dễ nhận biết, chỉ cần nhìn bằng mắt thường cũng có thể phát hiện ra. Các biểu hiện chính là:
- Cảm giác bứt dứt, khó chịu, ngủ không ngon giấc, trẻ em thì quấy khóc, ăn kém, bỏ bú
- Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, nếp gấp ở đùi và mông nổi mẩn đỏ.
- Phần da dị ứng có nổi mẩn đỏ, đốm đỏ hoặc hồng, sưng tấy, có thể khô hặc ẩm ướt
- Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và khó chịu, nhất là khi sờ vào hoặc nước tiểu bám vào
- Trường hợp nặng có thể đỏ da cả một mảng lớn, sưng tấy nhiều, lở loét, chảy dịch, kèm theo các triệu chứng ngứa rát và đau nhiều
- Khi hăm nặng mà kèm theo nhiễm trùng thì có thể bị sốt, vùng da tổn thương ngoài tấy đỏ thì có mụn mủ, đau nhức toàn toàn thân, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
4. Điều trị hăm da
Điều trị hay khắc phục hăm da nói chung khá dễ, người thân có thể tự thực hiện tại nhà.
Với trẻ em, các biện pháp có thể thực hiện:
- Rửa sạch mông, hoặc vùng da tổn thương bằng xà phòng và nước sạch, lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
- Thoa kem hoặc thuốc chống hăm lên vùng da bị tổn thương
- Nếu đóng bỉm cho bé, thì phải thay thường xuyên, hoặc thay sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh
Đối với người trưởng thành, trường hợp hăm nhẹ có thể thực hiện các biện pháp:
- Thay quần lót, tã hoặc băng vệ sinh thường xuyên
- Vệ sinh khu vực vùng kín vài lần mỗi ngày bằng nước ấm, có thể sử dụng xà phòng chuyên biệt để làm sạch vi khuẩn.
- Mặc quần áo mềm mại, rộng rãi, thoáng mát
- Xem xét nước giặt, nước xả vải xem đó có phải là nguyên nhân gây dị ứng hay không. Nếu nghi ngờ thì phải thay đổi nước giặt và nước xả.
- Không dùng xà phòng hoặc sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh, các hóa chất này có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Có thể bôi thuốc mỡ loại kẽm oxide bôi lên vùng da tổn thương để làm giảm các triệu chứng ngứa, rát, khó chịu
Trường hợp mà hăm nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm thì cẩn phải đi khám, sử dụng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nhiễm nấm: Ngoài các biện pháp vệ sinh ra thì phải dùng thuốc trị nấm, có thể dùng loại kem bôi tại chỗ chứa ketoconazole, imidazole. Trường hợp mà vết hăm lớn thì ngoài thuốc bôi ra phải dùng cả thuốc diệt nấm đường uống.
Với trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm tại chỗ. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến như imidazole, nystatin, ciclopirox… Sử dụng thuốc trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu thuốc không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên báo với
Nhiễm vi khuẩn: Phải dùng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ như bacitracin, axit fucidic… Nếu bác sĩ nhận thấy nguy cơ phát sinh chàm hay vẩy nến, có thể phải sử dụng thêm corticosteroid điều trị tại chỗ. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng phải dùng thuốc kháng sinh đường toàn thân.
5. Dự phòng hăm da
Với trẻ em:
- Vệ sinh sạch mông, bẹn cho trẻ hàng ngày, sau khi trẻ đi vệ sinh hoặc sau mỗi lần thay bỉm cho bé. Tốt nhất là dùng nước ấm, khăn vải mềm, có thể cho một lượng nhỏ sữa tắm chuyên biệt trị hăm để vệ sinh.
- Nên sử dụng loại bỉm càng ít chất tạo mùi, càng ít hóa chất càng
- Thường xuyên thay bỉm cho bé hoặc mỗi lần bé đi vệ sinh ra bỉm
- Các vật dụng bằng vải như: quần, áo, mũ, tất, khăn.... tốt nhất dùng loại mềm, phải được giặt sạch và phơi khô trước khi dùng
- Nên dùng các loại vải thoáng, mát, thấm hút nước tốt
Biện pháp phòng ngừa hăm da ở người trưởng thành có thể thực hiện:
- Thay quần lót, tã, băng vệ sinh thường xuyên hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh, nên sử dụng loại có bề mặt mềm mịn và ít kích ứng.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh sử dụng xà phòng có chất tẩy hoặc chà xát mạnh lên da, nhất là vùng da dễ bị kích ứng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm lên vùng da nhạy cảm để tránh ma sát, giúp làm giảm nứt nẻ và giảm sưng viêm.
- Nếu bị bệnh phải nằm bất động hoặc hạn chế vận động thì phải thường xuyên thay đổi tư thế, phải vệ sinh sạch những vị trí da bị tì đè hoặc vùng da dễ bị kích ứng.
Hăm