Hẹp bao quy đầu là hiện tượng sinh lý thường gặp ở bé trai ngay từ khi chào đời, khoảng 90% bé trai sau khi sinh gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do tại thời điểm này, bao quy đầu của trẻ chưa có sự phân tách giữa lớp bao da quy đầu và đầu dương vật.

Tìm hiểu về hẹp bao quy đầu

Dần dần dương vật của trẻ sẽ ngày càng phát triển to ra, lớp bao da quy đầu cũng sẽ dần dần tự tuột xuống để lộ đầu dương vật ra ngoài. Quá trình phân tách thường hoàn thành sau khi trẻ được 5 tuổi. Nếu trên 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không thể tự tuột xuống được thì trẻ đã bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Hẹp bao quy đầu gây ra tình trạng lớp bao da quy đầu chỉ bộc lộ một lỗ tiểu nhỏ, nước tiểu dễ bị đọng ở bao quy đầu gây lắng cặn, rất dễ bị viêm nhiễm vùng rãnh quy đầu.

1. Nong bao quy đầu

Theo khuyến cáo, với bé trai dưới 5 tuổi không nên cố gắng nong bao quy đầu, bởi vì có thể gây dính và sẹo xơ dẫn đến hẹp thứ phát.

Với trường hợp tiểu khó hoặc da quy đầu thường viêm nhiễm, tấy đỏ, thì tốt nhất phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Nong bao quy đầu là không cần thiết nếu trẻ không bị bí tiểu hay viêm dính bao quy đầu. Việc nong bao quy đầu có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục ngoài, về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng rối loạn cương dương vì các mạch máu đã bị tổn thương lúc nhỏ.

2. Triệu chứng nhận biết hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Triệu chứng nhận biết hẹp bao quy đầu

Bao quy đầu không tuột khỏi quy đầu, không để lộ quy đầu khi dương vật cương cứng hoặc khi tiểu tiện. So với các bé trai khác thì trẻ mắc hẹp bao quy đầu có tia nước tiểu rất nhỏ và yếu, bé khó tiểu.

Hẹp bao quy đầu ở nam giới trưởng thành

Nam giới trưởng thành thường da bao quy đầu sẽ tự tuột xuống khi dương vật cương cứng, nhưng với những trường hợp hẹp bao quy đầu thì không tuột xuống được.

Hẹp bao quy đầu khiến cho bao quy đầu luôn ôm trọn lấy quy đầu, quy đầu chỉ lộ ra được một phần hoặc bán phần hoặc khi tuột ra được rồi bao quy đầu không trở lại như cũ được hoặc bao quy đầu dính vào quy đầu. Mỗi khi dùng tay để tuột bao quy đầu sẽ gây cảm giác đau đớn.

3. Ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu

Ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu
  • Mất thẩm mỹ bộ phận sinh dục: Hẹp bao quy đầu khiến quy đầu không được lộ ra hoàn toàn, bao da bó khít lấy quy đầu nên kích thước dương vật không được phát triển hoàn thiện, nam giới vì thế mà luôn tự ti vì dương vật ngắn nhỏ, mất thẩm mỹ.
  • Gây khó khăn khi đi tiểu: Hẹp bao quy đầu thường rất khó khăn khi vệ sinh, tiểu đau và tiểu buốt, gây đau rát cho dương vật.
  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm nam khoa: Hẹp bao quy đầu gây ra nước tiểu tích tụ tại bao da không thoát hết hoàn toàn mà đọng lại một chút, nếu không biết giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm bao quy đầu, viêm quy đầu, viêm niệu đạo.
  • Khó khăn cho sinh hoạt tình dục: Hẹp bao quy đầu khiến vùng da bao quy đầu căng giãn, quy đầu bị bó chặt gây đau, khó chịu, vì thế mà không thể giao hợp dễ dàng, khó thỏa mãn trong giao hợp.

4. Điều trị hẹp bao quy đầu

Với trẻ nhỏ:

  • Cha mẹ có thể khắc phục hẹp bao quy đầu cho trẻ bằng cách nong bao quy đầu mỗi ngày khi tắm.
  • Cách thực hiện khá đơn giản, dùng tay tóm nhẹ da bao quy đầu, đưa nhẹ nhàng bao quy đầu lên xuống, sang trái, phải nhẹ nhàng mỗi ngày một chút một để bao quy đầu dần nong ra.
  • Chỉ nên thực hiện khi trẻ trên 5 tuổi, vì tuổi này trở đi bao quy đầu mới phân tách với quy đầu dương vật.

 Ở trẻ đã dậy thì hoặc nam giới trưởng thành:

Điều trị hẹp bao quy đầu

Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu mà khi còn nhỏ không thực hiện nong hoặc việc nong không mang lại hiệu quả, thì khi trưởng thành cắt hoặc nong bao quy đầu bằng dụng cụ. Thực thực hiện khi trẻ trên 10 tuổi hoặc đã trưởng thành.

Thời gian làm thủ thuật ngắn, khoảng 15- 20 phút, vết cắt sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên rất mảnh, không để lại sẹo xấu, sẹo lồi.

Hẹp bao quy đầu