Ho là một phản ứng tự nhiên bảo vệ cơ thể giúp tống các dị vật ra khỏi đường hô hấp. Dị vật có thể hình thành trong lòng đường hô hấp, nhưng cũng có thể do hít phải từ bên ngoài vào.

Tìm hiểu về bệnh ho

Ho khá thường gặp nhưng ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hoặc của một số ít bệnh tim mạch hay do hít phải dị vật từ bên ngoài. Các trường hợp ho thường gặp nhất là viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, nấm…

Tuy nhiên, các trường hợp ho khạc đờm kéo dài, ho ra máu là những dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng hơn như lao phổi, ung thư phổi, viêm phổi hoặc viêm phế quản mạn. 

1. Nguyên nhân gây ho

Nguyên nhân gây ho chủ yếu là do nhiễm trùng, các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể dẫn đến viêm long đường hô hấp.

Nguyên nhân gây ho

Một số nguyên nhân phổ biến gây ho bao gồm:

  • Ho do virus: Do nhiễm virus gây cảm lạnh, cảm cúm hoặc virus gây bệnh viêm đường hô hấp khác khi thời tiết giao mùa, hoặc môi trường thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Môi trường ô nhiễm: Khi hít phải khói, bụi, phấn hoa… và sinh ra các phản ứng ho để đào thải các hạt bụi ra ngoài môi trường
  • Sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia hay đồ uống có cồn, nước hoa cũng là một nguyên nhân dị ứng, kích thích gây nên phản xạ ho
  • Hen suyễn, dị ứng: Hen suyễn rất khó để chữa dứt điểm, đây là bệnh mạn tính và thường có biểu hiện ho, thở rít
  • Một số tác nhân khác: Tác dụng phụ của thuốc, các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, ung thư...

2. Các dạng ho thường gặp

Các dạng ho thường gặp

Ho khan

ho mà không kéo theo chất nhầy hoặc đờm, chủ yếu là do tình trạng kích ứng đường hô hấp do các tác nhân như virus, dị ứng, khói bụi, khói thuốc, trào ngược dạ dày thực quản.... Ho khan xuất ở mọi lứa tuổi và thời gian kéo dài tùy thuộc vào tác nhân gây ho.

Ho có đờm

Ho bật ra dịch của đường hô hấp, có thể dịch trong hoặc dịch đặc, màu trắng, hoặc vàng, xanh, nâu… Ho khạc đờm có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu gặp ở bệnh lý đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, lao phổi....

Ho có đờm thường đi kèm các triệu chứng khác như sổ mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi... Ho có đờm có 2 mức độ là cấp tính (thường kéo dài dưới 3 tuần) và ho mạn tính (có thể kéo dài hơn 8 tuần ở người lớn và hơn 4 tuần ở trẻ em).

Ho ra máu

Ho ra máu là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm, có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, lao phổi hoặc ung thư phổi. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ho ra máu như chấn thương ngực, tổn thương động mạch bên trong phổi, giãn phế quản, thuyên tắc mạch phổi.... Thông thường, 90% các trường hợp ho ra máu là do sự phát triển của bệnh lao (nếu kèm theo sốt nhẹ, sụt cân).

3. Triệu chứng thường đi kèm với ho

Triệu chứng thường đi kèm với ho

Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Một số triệu chứng đi kèm với ho bao gồm:

  • Sốt, ớn lạnh, rét run
  • Đau đầu, đau mỏi cơ, mệt mỏi
  • Đau rát họng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Chảy nước mũi sau…

4. Điều trị ho

Ho là phản ứng bảo vệ cơ thể để tống dị vật ra ngoài, nên nói chung là không nên điều trị giảm ho. Chỉ điều trị cắt cơn ho khi ho nhiều làm ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường.

Điều trị nguyên nhân gây ho

Đây là điều trị chủ yếu và quan trọng nhất. Cụ thể, ho do nguyên nhân gì thì điều trị nguyên nhân ấy, như ho do cảm cúm thì điều trị cảm cúm, ho do dị ứng điều trị dị ứng, ho do viêm họng điều trị viêm họng, ho do lao phổi thì điều trị bệnh lao phổi…

Điều trị ho khan

Ho khan phẩn lớn do do dị ứng, khói bụi, khói thuốc… nếu ho nhẹ thì không cần điều trị. Trường hợp ho nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì dùng thuốc cắt cơn ho.

Điều trị ho bằng thuốc

Điều trị ho đờm

Ho có đờm thường do nhiễm khuẩn, nên chủ yếu là điều trị tình trạng nhiễm khuẩn. Còn để giúp giảm đờm hoặc dễ khác đờm ra ngoài thì dùng thuốc long đờm (làm loãng đờm), tuyệt đối không được dùng thuốc cắt cơn ho.

Điều trị các triệu chứng kèm theo

  • Sốt: Điều trị hạ sốt
  • Đau đầu, đau cơ: Điều trị giảm đau
  • Chảy nước mũi: Điều trị chảy nước mũi bằng xịt rửa mũi bằng thuốc hoặc thảo dược, có thể uống thêm thuốc kháng histamin

Điều trị nâng cao sức đề kháng

Các thuốc hoặc các sản phẩm có tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch có tác dụng tốt giúp hỗ trợ điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp, là nguyên nhân hàng đầu gây ho.

Tốt nhất là lựa chọn sản phẩm tăng cường sức đề kháng toàn diện, kháng khuẩn, kháng virus, ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp, như hạ sốt, giảm ho, long đờm…

Ho