Khác với cận thị hay viễn thị là các tật về mắt liên quan đến hình dạng nhãn cầu và do các di truyền hay do các yếu tố môi trường khác, lão thị thường do lão hóa cơ thể mi và thể thủy tinh bên trong mắt dày lên, dần mất đi tính linh hoạt vốn có.

Lão thị xuất hiện bắt đầu từ khoảng 40 tuổi, tiếp tục diễn biến tăng dần và trở nên xấu đi ở độ tuổi 65. Tuổi càng cao thì bệnh càng nặng. Cho đến nay, để khắc phục chứng lão thị có thể đeo kính mắt hoặc kính áp tròng, cũng có thể cân nhắc đến việc phẫu thuật.

1. Nguyên nhân gây lão thị

Nguyên nhân gây lão thị

Để nhìn được một vật, hình ảnh của vật phải truyền qua một loạt các bộ phận của mắt được ví như một thấu kính, đó là giác mạc, thủy tinh thể, dịch kính và cuối cùng là ảnh hội tụ tại võng mạc.

Nhờ có các cơ thể mi mà trong điều kiện bình thường, khi nhìn một vật gì đó ở khoảng cách xa cơ sẽ giãn ra, còn khi nhìn vào một vật gì ở gần cơ co lại, điều này giúp cho hình ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, và mắt sẽ nhìn vật rõ nét. Quá trình co hoặc giãn cơ thể mi khi nhìn sự vật được gọi là quá trình điều tiết của mắt.

Dưới ảnh hưởng do lão hóa của cơ thể theo tuổi tác, giảm sức điều tiết tại cơ thể mi, thể thủy tinh bên trong mắt dầy lên, giảm sự đàn hồi, củng mạc xơ cứng, mất độ đàn hồi tạo kháng lực với thể mi. Với khả năng đàn hồi kém hơn, mắt sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tập trung nhìn gần.

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lão thị

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lão thị như:

  • Tuổi tác: Tuổi là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với chứng lão thị, hầu như những người sau tuổi 40 đều mắc chứng lão thị ở các mức độ khác nhau
  •  Mắc các bệnh lý tại mắt: Viêm kết mạc, viêm giác mạc
  • Mắc bệnh toàn thân: Đái tháo đường, bệnh tim mạch, đa xơ cứng rải rác
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc lợi tiểu… có thể là tăng nguy cơ mắc lão thị

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của lão thị

Những dấu hiệu và triệu chứng của lão thị

Lão thị diễn biến từ từ tăng dần, dấu hiệu đầu tiền có thể nhận thấy sau tuổi 40. Các triệu chứng có thể gặp:

  • Nhìn mờ hiện vật ở khoảng cách thông thường
  • Không thể nhìn rõ chữ được in nhỏ
  • Cần đèn sáng hơn để có thể đọc sách
  • Thường xuyên phải nheo mắt
  • Để nhìn rõ vật hoặc đọc rõ chữ phải đưa ra xa hơn hoảng cách thông thường. Khi đưa ra xa, kích thước của chữ sẽ nhỏ hơn kích thước thật, nên việc đưa ra xa để nhìn rõ hơn chỉ là giải pháp tạm thời.
  • Ngoài ra, lão thị có thể sẽ gây ra nhức đầu, mỏi mắt và khiến việc đọc sách hoặc nhìn gần trở nên khó khăn và không được thoải mái.

4. Điều trị lão thị

4.1. Sử dụng kính lão

Điều trị lão thị bằng cách sử dụng kính lão

Đeo kính hiện là biện pháp phổ biến nhất và thuận tiện nhất để điều trị lão thị. Nếu thị lực tốt trước khi bị lão thị, chỉ cần đeo kính lão thị để cải thiện triệu chứng nhìn mờ. Các loại kính lão phổ biến hiện nay là:

  • Kính hai tròng: Loại có đường kẻ ngang nhìn thấy và loại không có đường kẻ (kính 2 tròng cải tiến). Kính hai tròng cải tiến thay đổi dần từ mức nhìn xa ở ngang tầm mắt tới mức nhìn gần dùng để đọc nằm ở đáy kính.
  • Kính ba tròng: Loại này sẽ có ích khi người bị lão thị mất hầu hết khả năng hội tụ. Có thể điều chỉnh để nhìn gần, nhìn xa trung bình và nhìn xa ngay trong một thấu kính.
  • Kính áp tròng mono: Kính này điều chỉnh thị lực nhìn xa ở mắt thuận và điều chỉnh thị lực nhìn gần ở mắt không thuận. Mắt dùng để nhìn gần sẽ hơi bị lóa khi nhìn xa nhưng hầu hết mọi người đều có thể thích nghi được.
  • Kính áp tròng hai tròng: Trường hợp cảm thấy khó chịu khi nhìn hình ảnh ở gần hoặc xa bị mờ khi đeo kính áp tròng mono, thì kính áp tròng hai tròng có thể là một lựa chọn thích hợp.
  • Kính áp tròng mono cải tiến: Loại kính này, người bị lão thị đeo kính áp tròng hai tròng ở mắt không thuận và một kính áp tròng để nhìn xa ở mắt thuận. Trong trường hợp này, sẽ dùng cả hai mắt để nhìn xa và chỉ dùng một mắt để đọc gần.

4.2. Phẫu thuật điều trị lão thị

Hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị lão thị mang lại kết quả cao, như phẫu thuật Phaco, phẫu thuật Near Vision CK, phẫu thuật LASIK….

5. Dự phòng lão thị

Dự phòng lão thị
  • Đeo kính và sử dụng mũ rộng vành: khi đi ra ngoài nên đeo kính mát hoặc đội mũ rộng vành để tránh tia cực tím ảnh hưởng đến mắt.
  • Nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần hoặc khi có triệu chứng bất thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những lời khuyên tốt nhất.
  • Sử dụng ánh sáng phù hợp khi đọc sách hoặc làm việc ở nơi thiếu ánh sáng.
  • Tránh các tổn thương có thể xảy ra vùng mắt
  • Đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng mạnh, chói
  • Điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có), điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng
  • Khi đã bị lão thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng
  • Tăng cường chế độ ăn giầu vitamin và khoáng chất giúp bổ mắt, như thức ăn giầu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua…). Có thể uống các sản phẩm dầu cá chứa DHA và EPA như sản phẩm OMEGA 3.

Lão thị