Bệnh lông quặm

Lông quặm thường lặp đi lặp lại khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày thậm chí suy giảm thị lực.

Lông quặm khá phổ biến nhưng tần suất xuất hiện thì chưa biết rõ. Lông quặm loại đơn giản chỉ bao gồm một vài lông mi mọc vào trong thì tương đối phổ biến. Nhưng lông quặm lan rộng đến toàn bộ mi mắt thì hiếm gặp hơn, xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia có lưu hành bệnh mắt hột.

Lông quặm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng xuất hiện nhiều nhất ở người trung niên và cao tuổi. Nếp da thừa bẩm sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lông quặm, chủ yếu gặp ở trẻ em.

1. Nguyên nhân gây lông quặm

Nguyên nhân gây lông quặm

Lông quặm có thể do nhiễm trùng ở mắt, sưng mí mắt, bệnh tự miễn và chấn thương.

Một số bệnh lý làm tăng nguy mắc chứng lông quặm như:

  • Nếp da thừa bẩm sinh, xảy ra khi phần da chung quanh mắt tạo thành nếp làm cho lông mi có vẻ thẳng đứng. Chứng rối loạn này thường gặp ở trẻ em gốc Á
  • Bệnh mắt Herpes zoster
  • Chấn thương mắt, chẳng hạn như bỏng hoặc dị vật sắc nhọn
  • Viêm bờ mi mạn tính, một bệnh lý phổ biến và xảy ra nơi mí mắt bị viêm, sưng
  • Bệnh mắt hột, nhiễm trùng mắt mức độ nặng thường xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển.
  • Một số rối loạn hiếm gặp về da và lớp niêm mạc

2. Triệu chứng lông quặm

Triệu chứng lông quặm

Khi bị lông quặm, mắt có thể bị kích thích và có các dấu hiệu sau:

  • Mắt ngứa ngáy khó chịu
  • Chảy nước mắt
  • Chày xước hoặc loét giác mạc
  • Mắt đóng vảy cứng ở mi và tiết dịch nhầy
  • Đau khi nhìn thấy ánh sáng chói
  • Cảm giác cộm mắt giống như có bụi trong mắt
  • Đỏ mắt
  • Mắt nhìn mờ, suy giảm thị lực.

3. Điều trị lông quặm

Điều trị lông quặm

Điều trị lông quặm là biện pháp thực hiện để loại bỏ các lông mi, nang lông hoặc cả hai, hoặc là điều chỉnh mí mắt để chuyển hướng mọc của lông mi.

Nếu lông quặm được giới hạn trong một sợi lông mi hoặc chỉ một vài sợi lông mi, có thể loại bỏ lông quặm bằng nhíp. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, khi lông mi mọc lên sẽ lại mọc vào trong như cũ.

Nếu có nhiều lông mi mọc về phía trong mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ chúng vĩnh viễn. Có thể sử dụng tần số vô tuyến hoặc laser để loại bỏ các lông mi và nang lông từ nơi chúng mọc.

Một số phương pháp điều trị phẫu thuật khác:

  • Đốt điện, là quá trình sử dụng điện để loại bỏ vĩnh viễn lông quặm.
  • Phẫu thuật lạnh, trong đó lông mi và nang lông được loại bỏ bằng cách đóng băng. Phẫu thuật lạnh là có hiệu quả, nhưng có thể tiềm tàng gây nhiều biến chứng.
  • Trong một số trường hợp, chẳng hạn như lông quặm do nếp da dọc mí dưới, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị phẫu thuật để đặt lại vị trí lông mi đúng theo giải phẫu, điều này sẽ giải quyết triệt để tình trạng lông quặm.

4. Biện pháp phòng ngừa lông quặm

Biện pháp phòng ngừa lông quặm
  • Sử dụng nước sạch để rửa mặt hàng ngày, điều này sẽ hạn chế nguy cơ viêm nhiễm vùng mắt
  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh bụi bặm, ô nhiễm…
  • Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý
  • Đeo kính bảo vệ mắt tránh khói bụi.
  • Điều trị dứt điểm bệnh đau mắt hột.
  • Cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân.

Bệnh thường gặp