Bản cập nhật của Tổ chức y tế thế giới vào ngày 28 tháng 9 năm 2012 tuyên bố rằng virut dường như không dễ dàng truyền từ người sang người. Tuy nhiên, vào ngày 12 tháng 5 năm 2013, một trường hợp lây truyền từ người sang người ở Pháp đã được Bộ Xã hội và Y tế Pháp xác nhận. Ngoài ra, các trường hợp lây truyền từ người sang người đã được Bộ Y tế Tunisia báo cáo.

Tìm hiểu về bệnh MERS-CoV

Hai trường hợp được xác nhận liên quan đến những người dường như đã mắc bệnh từ người cha quá cố của họ, người bị bệnh sau chuyến thăm Qatar và Ả Rập Saudi. Mặc dù vậy, có vẻ như virut gặp khó khăn khi lây lan từ người sang người, vì hầu hết các trường hợp bị nhiễm bệnh không lan truyền virut này.

Thống kê đến ngày 30 tháng 10 năm 2013, đã có 124 trường hợp và 52 người tử vong ở Ả Rập Saudi. Vào tháng 5 năm 2014, hai trường hợp nhiễm MERS-CoV duy nhất của Hoa Kỳ đã được ghi nhận, cả hai xảy ra ở những nhân viên chăm sóc sức khỏe làm việc ở Ả Rập Saudi và sau đó đi du lịch đến Hoa Kỳ đã được điều trị ở Indiana và một ở Florida. Cả hai người này đã được nhập viện tạm thời và sau đó xuất viện.

Vào tháng 5 năm 2015, một vụ dịch MERS-CoV đã xảy ra ở Hàn Quốc, khi một người đàn ông đi du lịch đến Trung Đông, về nước đã đến 4 bệnh viện khác nhau trong khu vực Seoul để điều trị bệnh. Điều này gây ra một trong những vụ dịch MERS-CoV lớn nhất bên ngoài Trung Đông. Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS-CoV.

Tính đến tháng 12 năm 2019, có 2.468 trường hợp nhiễm MERS-CoV đã được xác nhận bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, 851 trong số đó là tử vong, tỷ lệ tử vong khoảng 34,5%.

1. Nguyên nhân gây bệnh MERS-CoV

Nguyên nhân gây ra bệnh MERS-CoV

Tác nhân gây bệnh là một chủng virus mới được đặt tên là MERS-CoV, thuộc họ Coronaviridae, có khả năng lây nhiễm và gây bệnh cho người, động vật có vú và một số loài chim.

MERS-CoV có khả năng gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tiến triển nhanh chóng trên người, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ, những người có thể trạng yếu hoặc đang mắc các bệnh mạn tính khác. 

MERS-CoV được xác định là khác tất cả các chủng coronavirus đã được tìm thấy ở người, và cũng khác so với chủng SARS-CoV gây dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên, tương tự như SARS-CoV, MERS-CoV cũng có nguồn gốc từ dơi lây nhiễm sang người qua động vật trung gian là lạc đà.

2. Khả năng lây nhiễm của MERS-CoV

Khả năng lây nhiễm sang người của MERS-CoV

Đã có các bằng chứng cho thấy, MERS-CoV có nguồn gốc ban đầu từ dơi lây nhiễm sang người thông qua lạc đà. Một nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia gồm Đức, Anh, Nga và Ả Rập Saudi đã tìm thấy MERS-CoV tồn tại ở gần 23% nhóm lạc đà được nghiên cứu tại Ả Rập Saudi, cho thấy tỉ lệ xuất hiện virus cao và nguy cơ cao đối với những người chăm sóc lạc đà.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy MERS-CoV xuất hiện nhiều hơn ở nhóm lạc đà có nguồn gốc nội địa Ả Rập Saudi, so với nhóm lạc đà có nguồn gốc nhập khẩu từ châu Phi.

Do vậy, Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khuyến cáo về việc lây nhiễm MERS-CoV từ lạc đà sang người ở bán đảo Ả Rập với nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, chủ yếu trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác. Ngoài ra, tồn tại nguy cơ lây lan ra cộng đồng thông qua các hoạt động thông thương, du lịch giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Chưa có bằng chứng rõ ràng cho việc virus có thể lây nhiễm từ người bị nhiễm nhưng chưa có biểu hiện bệnh sang cho người lành.

3. Các biểu hiện triệu chứng của MERS

Rất nhiều trường hợp được xác định dương tính với MERS-CoV đã tiến triển nhanh thành các bệnh viêm đường hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt gây viêm phổi nặng.

Các triệu chứng gồm có sốt, ho và khó thở. Ngoài ra cũng có thể có nhiều triệu trứng đã được báo ở một vài trường hợp gồm đau, nhức mỏi cơ, tiêu chảy, nôn mửa.
Một số trường hợp được xác định dương tính nhưng không có biểu hiện triệu chứng gì, hoặc chỉ có triệu chứng ở mức độ nhẹ.

4. Chẩn đoán ca bệnh MERS

Chẩn đoán ca bệnh MERS

Chẩn đoán dựa vào dấu hiệu lâm sàng theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

  • Triệu chứng khởi phát thường gặp là sốt, ho, ớn lạnh đau họng, đau cơ, nhức mỏi xương khớp. Sau đó xuất hiện khó thở và tiến triển nhanh tới viêm phổi.
  • Khoảng 1/3 số trường hợp có các triệu chứng tiêu hóa như nôn và tiêu chảy.
  • Chụp X-quang ngực có hình ảnh phù hợp với viêm phổi do virus.
  • Xét nghiệm công thức máu thường thấy giảm bạch cầu, đặc biệt là giảm bạch cầu lympho.

Ca bệnh nghi ngờ:

  • Di chuyển tới vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng dịch tễ có người nhiễm MERS-CoV khoảng 10 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng.
  • Có tiếp xúc gần với những ca bệnh xác định/có thể.
  • Có biểu hiện nhiễm trùng đường hô cấp cấp, gồm sốt trên 38 độ C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi, viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh chụp X-quang.
  • Không lý giải được bằng các bệnh nhiễm trùng hoặc căn nguyên khác, bao gồm tất cả các trường hợp có chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán viêm phổi cộng đồng.
Chẩn đoán dựa vào dấu hiệu lâm sàng

Ca bệnh có thể:

  • Người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm, bao gồm những người chăm sóc người bệnh, nhân viên y tế hoặc các thành viên trong gia đình, những người sống chung hoặc đến thăm người bệnh trong thời gian có biểu hiện bệnh.
  • Người bệnh có dấu hiệu lâm sàng, XQ hoặc xét nghiệm giải phẫu bệnh của bệnh lý nhu mô phổi (ví dụ như viêm phổi hoặc ARDS) phù hợp với định nghĩa về ca bệnh ở trên, nhưng không được khẳng định bằng xét nghiệm bởi vì không lấy được mẫu bệnh phẩm, hoặc không làm được xét nghiệm để chẩn đoán căn nguyên nhiễm trùng hô hấp khác.
  • Không lý giải được do các nhiễm trùng khác hoặc căn nguyên khác.

Ca bệnh xác định: Là ca bệnh có biểu hiện lâm sàng như đã nêu trên hoặc có tiền sử dịch tễ đến/đi từ vùng dịch và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính với MERS-CoV.

Chẩn đoán phân biệt:

Bệnh cảnh lâm sàng do MERS-CoV gây ra gồm nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng chủ yếu là suy hô hấp cấp và suy thận cấp, vì vậy cần phải phân biệt với các trường hợp sau:

  • Cúm nặng, như cúm A/H1N1 hoặc A/H5N....
  • Viêm phổi không điển hình
  • Nhiễm trùng huyết gây suy thận và suy hô hấp.

5. Điều trị bệnh viêm đường hô hấp do MERS-CoV

Điều trị bệnh viêm đường hô hấp do MERS-CoV

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp điều trị chỉ là điều trị triệu chứng mà thôi. Các biện pháp điều trị cụ thể:

  • Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm báo thông thoáng, có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có).
  • Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.
  • Giữ ấm
  • Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.
  • Thận trọng khi truyền dịch cho người bệnh viêm phổi nhưng không có dấu hiệu của sốc.
  • Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết. Với các người bệnh nặng - nguy kịch, áp dụng hướng dẫn dinh dưỡng của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc đã ban hành.
  • Hạ sốt nếu sốt cao, có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày với người lớn.
  • Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.
  • Đánh giá, điều trị, tiên lượng các tình trạng bệnh lý mạn tính kèm theo (nếu có).
  • Tư vấn, hỗ trợ tâm lý, động viên người bệnh.
  • Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang và/hoặc CT phổi, đặc biệt trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh, phát hiện các dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Tại các cơ sở điều trị cần có các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu tối thiểu: Máy theo dõi độ bão hòa oxy, hệ thống/bình cung cấp oxy, thiết bị thở oxy (gọng mũi, mask thông thường, mask có túi dự trữ), bóng, mặt nạ, và dụng cụ đặt ống nội khí quản phù hợp các lứa tuổi.

Điều trị một số trường hợp cụ thể

Điều trị suy hô hấp

Điều trị suy hô hấp:

  • Thở oxy ngay với trường hợp viêm đường hô hấp cấp nặng có suy hô hấp, thiếu oxy máu, sốc để đạt đích SpO2 > 94%
  • Theo dõi sát tình trạng người bệnh để phát hiện các dấu hiệu nặng, thất bại với liệu pháp thở oxy để có can thiệp kịp thời.

Điều trị suy hô hấp nguy kịch và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển:

  • Khi tình trạng giảm oxy máu không được cải thiện bằng các biện pháp thở ôxy, SpO2 ≤ 92%, hoăc/và gắng sức hô hấp, có thể cân nhắc chỉ định thở oxy dòng cao qua gọng mũi (High Flow Nasal Oxygen), CPAP, hoặc thở máy không xâm nhập BiPAP.
  • Nếu tình trạng thiếu oxy không cải thiện với các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập, cần đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập.
  • Trường hợp thiếu oxy nặng, dai dẳng, thất bại với các biện pháp điều trị thông thường, cân nhắc chỉ định và sử dụng các kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) cho từng trường hợp cụ thể và thực hiện ở những nơi có đủ điều kiện triển khai kỹ thuật này.
  • Do ECMO chỉ có thể thực hiện được ở một số cơ sở y tế lớn, nên trong trường hợp cân nhắc chỉ định ECMO, các cơ sở cần liên hệ, vận chuyển người bệnh sớm và tuân thủ quy trình vận chuyển người bệnh do Bộ Y tế quy định.
Điều trị sốc nhiễm trùng

Điều trị sốc nhiễm trùng:

Hồi sức dịch

Sử dụng dịch tinh thể đẳng trương như nước muối sinh lý hay Ringer lactat. Tránh dùng các dung dịch tinh thể nhược trương, dung dịch Haes-steril, Gelatin để hồi sức dịch.

Cần theo dõi sát các dấu hiệu của quá tải dịch trong khi hồi sức dịch như suy hô hấp nặng hơn, gan to, nhịp tim nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, phổi có ran ẩm, phù phổi…nếu xuất hiện, cần giảm hoặc dừng truyền dịch.

Theo dõi các dấu hiệu cải thiện tưới máu: huyết áp trung bình > 65 mmHg cho người lớn và theo lứa tuổi ở trẻ em; lượng nước tiểu (>0.5 ml/kg/giờ cho người lớn, và >1 ml/kg/giờ cho trẻ em), cải thiện thời gian làm đầy mao mạch, màu sắc da, tình trạng ý thức, và nồng độ lactat trong máu.

  • Thuốc vận mạch: Nếu tình trạng huyết động, tưới máu không cải thiện, cần cho thuốc vận mạch sớm.
  • Cấy máu và thuốc kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm cần sử dụng sớm trong vòng một giờ xác định sốc nhiễm trùng.
  • Kiểm soát đường máu: Giữ nồng độ đường máu từ 8-10 mmol/L, canxi máu, albumin máu, truyền albumin khi nồng độ albumin < 30 g/L, giữ albumin máu ≥ 35 g/L.
  • Trường hợp có các yếu tố nguy cơ suy thượng thận cấp, hoặc sốc phụ thuộc catecholamin, có thể cho hydrocortison liều thấp.
  • Truyền khối hồng cầu khi cần, giữ nồng độ huyết sắc tố ≥ 10 g/dl.

Điều trị hỗ trợ chức năng các cơ quan:

Tùy từng tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh để có các biện pháp hỗ trợ thích hợp.

  • Hỗ trợ chức năng thận: Đảm bảo huyết động, cân bằng nước và điện giải, thuốc lợi tiểu khi cần thiết. Nếu tình trạng suy thận nặng, suy chức năng đa cơ quan và/hoặc có quá tải dịch, chỉ định áp dụng các biện pháp thận thay thế như lọc máu liên tục, lọc máu ngắt quãng, hoặc thẩm phân phúc mạc tùy điều kiện của cơ sở điều trị.
  • Hỗ trợ chức năng gan: Nếu có suy gan
  • Điều chỉnh rối loạn đông máu:BTruyền tiểu cầu, plasma tươi, các yếu tố đông máu nếu cần thiết.

6. Phòng tránh lây nhiễm MERS-CoV

Cách phòng tránh lây nhiễm MERS-CoV

Dự phòng lây nhiễm là vô cùng quan trọng, vừa giúp bảo vệ sức khỏe, vừa giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.

Một số biện pháp cụ thể giúp phòng ngừa lây nhiễm:

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, có thể sử dụng khẩu trang vải, khẩu trang y tế, thậm chí là mảnh vải sạch che kín mũi và miệng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn với ít nhất 60% cồn. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước nếu tay bẩn, và có thể nhìn thấy được vết bẩn.
  • Trường hợp không có xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay khô, có thể rửa tay bằng nước sinh hoạt thông thường.
  • Không chạm tay vào mắt, mũi và miệng khi mà tay không được rửa sạch hay sát khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đã bị nhiễm bệnh
  • Nên giữ khoảng cách với người khác trong cộng đồng tối thiểu 2 m
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, rồi bỏ vào thùng rác. Không có khăn giấy thì dùng khuỷu tay để che miệng.
  • Tránh dùng bàn tay để che miệng vì bàn tay có thể chạm vào nhiều đồ dùng khác, làm cho mầm bệnh có cơ hội phát tán rộng
  • Không đến hoặc đi qua vùng đã được thông báo là đang có dịch lưu hành
  • Chế biến thức ăn phải được nấu chín kỹ
  • Hạn chế tập trung đông người
  • Khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.
  • Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, không nên đi ra ngoài mà hay gọi cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

MERS