Bệnh mù màu là gì?

Người bị mù màu vẫn có thể nhìn rõ vật chỉ là khả năng nhận biết màu sắc bị giảm, hiếm gặp trường hợp không thể nhìn thấy bất kì màu nào. Bệnh không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nhưng gen bệnh có thể di truyền cho thế hệ sau.

Mù màu không ảnh hưởng mấy đến sức khỏe, không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, nhiều trường hợp khá nguy hiểm, ví dụ như một người không thể phân biệt được màu sắc của đèn tín hiệu giao thông.

Sự phân tích màu sắc chủ yếu do các tế bào nón đảm nhận, đây là những tế bào tập trung ở hố trung tâm của võng mạc. Khi các tế bào nón này mất khả năng phân biệt màu sắc sẽ gây ra rối loạn sắc giác hay bệnh mù màu.

1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây mù màu

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây mù màu

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ cũng như là nguyên nhân gây ra bệnh mù màu. Những nguyên nhân được cho là thường gặp nhất bao gồm:

  • Rối loạn di truyền: Các gen OPN1LW và OPN1MW nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X là tác nhân gây bệnh. Ở nam giới chỉ có 1 nhiễm sắc thể X nên mù mầu bẩm sinh là tình trạng thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Khi đó, người bệnh mất khả năng nhìn thấy màu xanh (thường gặp) hoặc màu vàng (hiếm gặp hơn). Tùy vào mức độ mà chia thành bệnh nhẹ, nặng hoặc trung bình. Mức độ nghiêm trọng thường không thay đổi và có thể ảnh hưởng đến cả 2 mắt.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc: Một số loại thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc của mắt như thuốc tim mạch, huyết áp, thuốc điều trị rối loạn cương dương, nhiễm trùng, chống sốt rét, rối loạn thần kinh…
  • Biến chứng của một số bệnh: Các bệnh thường gặp gây biến chứng mù màu là tiểu đường, tim mạch, tăng nhãn áp, Alzheimer, Parkinson, bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm. Trường hợp này, thường là bị ở một bên mắt, đôi khi cả hai mắt. Khi bệnh chính được điều trị ổn định thì chứng mù màu có thể thuyên giảm và phục hồi.
  • Tình trạng lão hóa: Như thoái hóa điểm vàng, thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm dần khi độ tuổi tăng.
  • Các bệnh tại chỗ như glocom, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, chấn thương mắt… cũng có thể là nguyên nhân gây mù màu.
  • Tiếp xúc với các hóa chất, dung môi hữu cơ.

2. Triệu chứng thường gặp bệnh mù màu

Triệu chứng thường gặp bệnh mù màu
  • Người bị mù màu không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định, trong khi những màu khác thì vẫn có thể phân biệt được.
  • Ở mức độ nhẹ, người mù màu thường khó khăn trong việc phân biệt được các màu như xanh lá - đỏ, xanh dương - vàng. Mức độ nặng thì không phân biệt được các loại màu sắc với nhau.
  • Người bệnh có vấn đề về thị lực nhưng không phát hiện ra.
  • Khi người bình thường có thể nhận biết được rất nhiều loại sắc thái khác nhau thì người mù màu chỉ có thể nhận biết được một số sắc thái xác định.
  • Trường hợp hiếm gặp là khi người mắc bệnh mù màu chỉ thấy được màu trắng, đen và xanh.
 

3. Các loại bệnh mù màu thường gặp

Các loại bệnh mù màu thường gặp

 Mù màu đỏ – xanh lá:

Xảy ra khi các tế bào hình nón màu đỏ hoặc màu xanh lá không hoạt động đúng, hoặc hoàn toàn không có. Có một số mức độ:

 
  • Mù xanh lá nhẹ: Đây là dạng mù màu phổ biến nhất và ảnh hưởng đến 5% nam giới, nhưng hiếm gặp ở nữ giới. Xảy ra khi tế bào hình nón màu xanh lá không hoạt động như bình thường. Màu vàng và màu xanh lá trông đỏ hơn, và khó có thể phân biệt màu xanh từ màu tím.
  • Mù màu đỏ nhẹ: Xảy ra khi tế bào hình nón màu đỏ không hoạt động như bình thường. Màu cam, đỏ và vàng trông xanh hơn, và màu sắc kém tươi sáng hơn. Loại này thường nhẹ và không gây ra vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Đây là dạng mù màu rất hiếm ở nữ giới và ảnh hưởng đến khoảng 1% nam giới.
  • Mù màu đỏ: Không có tế bào hình nón màu đỏ hoạt động, trường hợp này màu đỏ đơn giản trông thành màu xám đen. Một số sắc thái của màu cam, vàng và xanh lá trông có màu vàng. Loại này rất hiếm ở nữ giới và ảnh hưởng đến khoảng 1% nam giới.
  • Mù màu xanh lá: Xảy ra khi không có tế bào hình nón màu xanh lá làm việc. Màu đỏ có thể có màu vàng nâu và màu xanh lá có thể có màu vàng nhạt. Ảnh hưởng đến 1% nam giới và hiếm gặp ở nữ giới
  • Mù màu xanh lam – vàng:

    Loại này xảy ra ở ít hơn 1/10.000 người trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau.

  • Mù màu xanh lam - vàng nhẹ: Xảy ra khi các tế bào hình nón màu xanh lam hoạt động theo một cách hạn chế. Màu xanh lam trông xanh lá hơn và khó có thể nhìn thấy màu hồng từ vàng và đỏ. Loại này cực kỳ hiếm.
  • Mù màu xanh lam – vàng: Xảy ra khi không có tế bào hình nón màu xanh lam. Màu xanh lam nhìn thành xanh lá, và màu vàng nhìn thành màu xám nhạt hoặc tím. Loại này cũng cực hiếm.
  • Mù màu hoàn toàn:

    Mù màu hoàn toàn

    Loại này không phân biệt được bất kỳ màu nào cả và tầm nhìn có thể không rõ ràng. Có hai loại:

  • Mù màu hoàn toàn hình nón: Xảy ra khi 2 trong số 3 tế bào hình nón đỏ, xanh lá hoặc xanh lam không làm việc. Khi chỉ có một loại hình nón hoạt động, nó khó có thể phân biệt màu từ một màu khác. Và nếu một trong những tế bào hình nón bị lỗi có màu xanh lam, tầm nhìn có thể không sắc nét. Người bệnh có thể bị cận thị và có thể bị cử động mắt không kiểm soát được. Đây một tình trạng được gọi là chứng giật nhãn cầu.
  • Mù màu hoàn toàn hình que: Là dạng mù màu nghiêm trọng nhất. Không có tế bào hình nón nào có sắc tố nhạy cảm với ánh sáng hoạt động. Kết quả là thế giới xuất hiện trước mắt người bệnh là màu đen, trắng và xám. Ánh sáng rực rỡ có thể làm tổn thương đôi mắt, người bệnh có thể bị cử động mắt không kiểm soát được.

4. Chẩn đoán mù màu

Chẩn đoán mù màu

Mù màu thường do người bệnh tình cờ phát hiện ra, khi trong hoạt động hàng ngày không phân phân biệt được một màu nào đó.

Để chẩn đoán mù màu, bác sĩ thường hỏi các thông tin về việc phân biệt màu sắc. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp khám chuyên sâu.

Bác sĩ cho người bệnh nhìn vào một cuốn sách ảnh có các màu được trộn với nhau để kiểm tra xem họ có thể phân biệt được chúng hay không. Những bức ảnh có chứa nhiều chấm có tất cả các màu và kích thước khác nhau. Một số hoặc hình có màu khác sẽ được đặt trong những chấm đó. Người mù màu sẽ gặp khó khăn để nhìn chữ số hoặc hình ảnh, hoặc họ có thể là không nhìn thấy gì cả.

5. Điều trị bệnh mù màu

Điều trị bệnh mù màu
  • Không thể điều trị được bệnh mù màu do di truyền
  • Trường hợp bị mù màu do hậu quả của một số bệnh hay do tác dụng phụ của thuốc thì có thể chữa được bằng cách điều trị bệnh chính hoặc là ngừng sử dụng các thuốc gây tác dụng phụ.
  • Bên cạnh việc điều trị, ngày nay các nhà khoa học đã phát minh ra kính lọc màu sắc nhằm hỗ trợ khả năng phân biệt màu sắc cho người bị mù màu. Loại kính này tuy không thể chữa dứt điểm được bệnh nhưng giúp có thể phân biệt được màu sắc và làm giảm độ chói sáng giúp phân biệt màu sắc dễ dàng hơn.
  • Đeo kính áp tròng có màu sắc cũng có thể giúp phân biệt được màu, tuy nhiên màu sắc không tự nhiên và có thể làm méo mó hình ảnh nhìn thấy.

6. Dự phòng bệnh mù màu

  • Bệnh mù màu di truyền là căn bệnh không thể chữa khỏi và cũng không thể dự phòng được. Vì vậy, nếu không may bị mù màu di truyền cần tập những thói quen để chung sống với căn bệnh này. Chẳng hạn như ghi nhớ thứ tự của các loại màu sắc đèn giao thông để lưu thông trên đường an toàn, hay ghi chú lại màu sắc, sắp xếp lại thứ tự màu sắc để dễ nhận biết khi cần.
  • Điều trị các bệnh nội khoa có thể dẫn đến mù màu như tiểu đường, tim mạch, tăng nhãn áp…
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân, kiểm tra sức khỏe, bộ nhiễm sắc thể trước khi lập gia đình để xem có gen bị bệnh mù màu không, tránh con cái sau này mắc bệnh.
  • Khi tiếp xúc hóa chất cần phải có đồ bảo hộ cho mắt, đặc biệt là các dung môi hữu cơ.
  • Tránh các chấn thương vùng mắt và vùng đầu, dễ gây tổn thương thị giác.
  • Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nếu dùng thuốc có phát hiện tác dụng phụ mù màu thì phải ngừng ngay.
  • Khi mắc bệnh mù màu nên tránh các nghề cần phân biệt màu chính xác như thiết kế, lái xe, họa sĩ, giáo viên.

Mù màu