Tật nghiến răng là một hành động hoàn toàn vô thức, bản thân người mắc hoàn toàn không biết là mình nghiến răng.

Nghiến răng không phải là một bệnh, nó chỉ là một tật và hiện nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Nhưng có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng, rối loạn khớp cắn hay tư thế ngủ.

Nghiến răng khi ngủ không nguy hiểm đến tính mạng, ban đầu có thể không ảnh hưởng gì nhưng về lâu dài có thể gây ra đau đầu, rối loạn khớp thái dương hàm, tổn thương răng.

1. Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ như:

  • Yếu tố tâm lý xã hội: căng thẳng kéo dài, các rối loạn cảm xúc là những yếu tố làm tăng tình trạng nghiến răng.
  • Tính cách: người mạnh mẽ, dễ kích động có khả năng mắc cao hơn
  • Tuổi tác: nghiến răng thường gặp ở tuổi trẻ và thường biến mất khi lớn hơn.
  • Yếu tố di truyền: người có thành viên trong gia đình đang hoặc từng mắc bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy cơ cũng bị bệnh này.
  • Các loại thuốc và chất kích thích: các loại thuốc, thuốc gây nghiện, thuốc chống trầm cảm làm tăng nguy cơ nghiến răng.
  • Yếu tố tại chỗ: cản trở cắn khớp, làm sai lệch vận động hàm bình thường
  • Yếu tố toàn thân: các bệnh lý như nhiễm ký sinh trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa, hay dị ứng thức ăn cũng có thể làm tăng nguy cơ gây nghiến răng.
  • Các rối loạn như dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết cũng là những yếu tố thuận lợi, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.
  • Tình trạng thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng có ảnh hưởng đến nghiến răng.
  • Các rối loạn thần kinh trung ương có thể liên quan đến nghiến răng như chứng bại não, bệnh Down, động kinh, bệnh Parkinson, viêm màng não…
  • Yếu tố nghề nghiệp: một số nghề nghiệp đặc biệt có thể tăng nguy cơ nghiến răng, ví dụ như nghệ sĩ piano cắn chặt răng lúc giữ đàn khi chơi, công nhân bốc vác phải cắn chặt răng để gồng sức, nghệ sĩ xiếc dùng răng để giữ người…

2. Biểu hiện của nghiến răng khi ngủ

Biểu hiện của nghiến răng khi ngủ

Các biểu hiện có thể gặp bao gồm: 

  • Tiếng nghiến răng ken két, có thể làm cho người ngủ cùng thức giấc.
  • Tình trạng răng bị sứt mẻ, lung lay hoặc bị gãy răng.
  • Bị mòn men răng, có cảm giác ê buốt hoặc đau răng.
  • Dễ bị mỏi cơ hàm, hàm có tình trạng co cứng và bị khóa, khó thực hiện động tác đóng - mở bình thường được.
  • Đau nhức xương hàm.
  • Vị trí vùng thái dương hay xuất hiện cơn đau đầu.
  • Bị tổn thương trong má
  • Giấc ngủ dễ bị gián đoạn.
  • Rối loạn giấc ngủ và tình trạng ngưng thở khi ngủ.

3. Tác hại của nghiến răng khi ngủ

Tác hại của nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng phần lớn không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nhưng nếu nghiến răng với mức độ nặng và kéo dài thì có thể có một số tác hại.

Các tác hại có thể gặp như: tổn thương răng, tổn thương xương hàm, ảnh hưởng đến các phục hình răng, răng trở nên nhạy cảm do mòn thậm chí có thể gãy răng, rối loạn khớp thái dương hàm, căng đầu, đau-nhức đầu, đau mặt hoặc đau hàm nặng, biến dạng khuôn mặt...

4. Khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ

Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ xem xét tình trạng nghiến răng do những nguyên nhân gì. Từ đó đưa ra gợi ý về các liệu trình điều trị cụ thể và phù hợp nhất.

khac-phuc-chung-nghien-rang-khi-ngu

Những biện pháp sau đây có thể được áp dụng:

  • Sử dụng nẹp và miếng dán: nẹp khớp cắn là một dụng cụ hỗ trợ rất phù hợp với chứng nghiến răng, chúng được thiết kế như một miếng đệm, khi sử dụng sẽ đặt ngay giữa hai hàm ngăn cho chúng nghiến vào nhau.
  • Niềng răng: là một cách để làm phẳng hoặc định hình lại bề mặt nhai trên răng, rất phù hợp với người có răng mọc lệch, khấp khểnh, hô ra ngoài…
  • Hạn chế căng thẳng: trong một số trường hợp, người nghiến răng xuất phát từ những vấn đề về tâm thần như áp lực trong thời gian dài, trầm cảm, căng thẳng, lo lắng… thì nên thường xuyên luyện tập các bài thiền, yoga, tập thể dục hoặc tiến hành liệu pháp trò chuyện giúp giảm căng thẳng.
  • Thay đổi thói quen vận động hàm: thường mất nhiều thời gian và cần đến sự hỗ trợ của nha sĩ và các chuyên gia tâm lý.
  • Sử dụng thuốc: thuốc không thật sự hiệu quả trong cải thiện tật nghiến răng, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu, kiểm soát stress hoặc các vấn đề cảm xúc, là các yếu tố nguy cơ gây nghiến răng.

Nghiến răng khi ngủ