Xương là bộ khung nâng đỡ toàn bộ cơ thể, là nơi để cơ bám vào giúp cơ thể vận động và là bộ phận bảo vệ các tạng bên trong. Tủy xương còn là cơ quan tạo máu, nơi tạo ra các dòng màu, sau đó giải phóng ra máu ngoại vi để đi nuôi cơ thể.

Mặc dù có độ khoáng hóa rất cao, nhưng xương luôn được thay mới, luôn diễn ra quá trình hủy xương và tạo xương trong suốt cuộc đời. Quá trình này được gọi là chu chuyển xương. Ở giai đoạn phát triển của cơ thể quá trình tạo xương chiếm ưu thế, nhờ đó mà có thể phát triển về chiều cao và tầm vóc. Đến tuổi trưởng thành, thường từ 25 – 30 tuổi, quá trình tạo xương và hủy xương diễn ra cân bằng, xương không phát triển thêm được nữa.

Nếu đo mật độ xương ở giai đoạn trưởng thành này thì được khối lượng xương đỉnh. Khối lượng xương đỉnh rất quan trọng đối với sức khỏe xương, khối lượng xương đỉnh cao giúp giảm các nguy cơ mắc loãng xương. Sau tuổi trưởng thành, quá trình hủy xương chiếm ưu thế. Từ thời điểm này hàng ngày cơ thể đều mất đi một lượng xương nhất định, còn gọi là mất xương sinh lý.

Tổng quan về bệnh paget xương

Bệnh paget xương còn gọi là viêm xương biến dạng, là tình trạng bệnh mà chu chuyển xương diễn ra quá nhanh, có thể tăng gấp 20 lần so với bình thường, đồng thời hủy xương nhanh hơn là tạo xương. Hậu quả là tạo ra các vùng xương bị hủy được gọi là loãng xương khu trú, những vùng xương mới tạo ra có vỏ xương rộng không đều, với mẫu vân dày, hỗn độn. Cấu trúc bất thường tạo ra những vùng xương yếu và dễ gãy.

Tổn thương xương trong bệnh paget có thể ở bất kỳ xương nào, nhưng thường gặp là ở xương chậu, xương đùi và xương sọ. Các vị trí ít gặp hơn là xương chày, xương cột sống, xương đòn và xương cánh tay.

1. Nguyên nhân gây bệnh paget xương

Nguyên nhân gây bệnh paget xương vẫn chưa được rõ ràng. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân có thể là do tế bào xương bị nhiễm virus. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền vì có liên quan đến gen.

Nguyên nhân gây bệnh paget xương

Ngoài ra, các yếu tố có nguy cơ cao mắc bệnh là:

  • Tuổi tác: Trên 40 có nhiều khả năng phát triển bệnh paget xương
  • Giới tính: Nam giới tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ
  • Tiền sử gia đình: Những người trong gia đình có người bị paget xương có nguy có mắc bệnh cao.

2. Các biến chứng bệnh paget xương

Các biến chứng bệnh paget xương

Trong hầu hết trường hợp, bệnh paget xương tiến triển chậm. Nếu phát hiện sớm, điều trị và quản lý tốt thì bệnh ít có biến chứng nặng. Biến chứng có thể bao gồm:

  • Gãy xương: Xương bị ảnh hưởng bởi bệnh paget yếu và dễ gãy, nên biến chứng gãy xương là thường gặp nhất, còn gọi là gãy xương bệnh lý. Các mạch máu khác được tạo ra trong các xương này bị biến dạng, vì vậy bị chảy máu nhiều hơn trong phẫu thuật kết hợp xương.
  • Viêm xương khớp: Biến dạng xương có thể ảnh hưởng đến các khớp gần đó, dễ gây viêm
  • Thoái hóa khớp: Tỷ lệ gặp có thể lên đến 50% các trường hợp mắc bệnh paget, gặp ở các khớp tiếp giáp với xương bị tổn thương.
  • Chèn ép tủy: Khi bệnh xảy ra ở xương đốt sống, xương tăng sinh quá mức có thể gây hẹp ống sống hoặc chèn ép tủy sống.
  • Suy tim: Bệnh có thể buộc tim làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các vùng bị ảnh hưởng của cơ thể, nhất là người bị bệnh tim trước trước đó, điều này có thể dẫn đến suy tim.
  • Ung thư xương: Ung thư xương có thể gặp nhưng rất hiếm, chưa đến 1% trong số những người mắc bệnh paget xương.

3. Triệu chứng bệnh paget xương

Triệu chứng bệnh paget xương

Phần lớn người bị bệnh paget xương không có triệu chứng gì cụ thể, một số có triệu chứng rất nhẹ, khó nhận biết. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Đau nhức xương, có thể đau vùng đầu, vùng cổ, vùng lưng hay vị trí xương bất kỳ
  • Giảm chiều cao, biến dạng xương, xương cong vẹo, méo mó khác thường
  • Cứng khớp, biến dạng khớp, lệch trục
  • Nếu paget xương ở vùng xương sọ thì đầu và xương sọ to ra, biến dạng, đau đầu, suy giảm thính lực
  • Xương yếu, dễ gãy
  • Vùng da bao quanh xương bị ảnh hưởng ấm nóng

4. Chẩn đoán bệnh paget xương

Triệu chứng bệnh paget xương rất nghèo nàn, không điển hình, lại có thể giống với nhiều bệnh lý xương khác. Ngoài ra, bệnh lại diễn biến âm thầm, kéo dài nhiều năm. Cho nên việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm.

Chẩn đoán bệnh paget xương

Chẩn đoán paget xương khi:

Triệu chứng lâm sàng gợi ý

  • Có triệu chứng đau nhức xương, biến dạng xương không giải thích được
  • Xuất hiện những vị trí phì đại xương
  • Gãy xương bệnh lý (tự gãy xương), hoặc sau một va chạm nhẹ
  • Ung thư xương ở người cao tuổi
  • Tiền sử gia đình từng có người bị paget xương

Chụp X quang xương

Các dấu hiệu có thể thấy trên X quang xương:

  • Tăng xơ xương
  • Bất thường cấu trúc với bè xương thô hoặc lớp vỏ dày
  • Xương bị cong
  • Phì đại xương

Chụp xạ hình xương: Bằng phosphonat được đánh dấu bởi technetium nên được chỉ định từ thời điểm ban đầu để xác định các xương bị tổn thương.

Phosphatase kiềm tăng cao trong máu không lý giải được bằng các nguyên nhân khác, đặc biệt nếu GGT bình thường

Tăng canxi máu ở những trường hợp bất động, nhất là người cao tuổi

5. Điều trị bệnh paget xương

5.1. Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị triệu chứng: Điều trị giảm đau, nâng cao thể trạng
  • Điều trị bằng thuốc chống loãng xương: Chủ yếu là điều trị chống hủy xương nhóm bisphosphonate
  • Phẫu thuật

5.2. Điều trị cụ thể

Điều trị bệnh paget xương bằng thuốc

Điều trị đau: Nếu có đau nhiều, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc giảm đau, nhẹ thì dùng nhóm paracetamol, còn vừa và nặng thì dùng nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) hay kết hợp cả hai.

Điều trị bằng thuốc chống loãng xương

Các thuốc ức chế hoạt động của hủy cốt bào là thuốc cơ bản trong điều trị paget, được chỉ định trong những trường hợp dưới đây:

  • Phòng hoặc làm giảm tiến triển của các biến chứng, như điếc, biến dạng xương, thoái hóa khớp, yếu hoặc liệt hai chân do bệnh paget cột sống hoặc các tổn thương thần kinh khác, đặc biệt là ở nơi chưa có điều kiện phẫu thuật
  • Giảm đau do bệnh paget mà không phải do nguyên nhân khác (như thoái hóa khớp)
  • Phòng hoặc giảm tối đa tình trạng chảy máu có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật chỉnh hình
  • Làm giảm hoạt động quá mức của hủy cốt bào khi phosphatase kiềm trong huyết thanh (nguồn gốc xương) tăng > 2 lần giá trị bình thường, ngay cả khi không có triệu chứng. Một số thuốc chống loãng xương dạng uống, trong khi một số khác dạng tiêm truyền tĩnh mạch. Thuốc chống loãng xương dạng uống thường dung nạp tốt, nhưng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.
  • Các thuốc dạng uống phổ biến là: Alendronate (Fosamax), Ibandronate (Boniva), Pamidronate (Aredia), Risedronate (Actonel), Zoledronic acid (Zometa, Reclast).
  • Thuốc dạng tiêm truyền tĩnh mạch: Aclasta 5mg/100ml
Bổ sung canxi và vitamin D

Bổ sung canxi và vitamin D: Song song với việc dùng thuốc chống hủy xương, phải bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D hàng ngày cho cơ thể. Mặc dù tiến triển của bệnh có thể chậm lại, nhưng có các tổn thương, các biến chứng đã hình thành như biến dạng, thoái hóa khớp, điếc, chèn ép thần kinh là không hồi phục.

Trường hợp chống chỉ định với thuốc bisphosphonate hoặc kháng thuốc, bác sĩ có thể kê calcitonin (một loại hormone tự nhiên) có liên quan đến trao đổi canxi xương. Đây là thuốc tiêm bắp, vừa có tác dụng giảm đau, vừa giúp tăng mật độ xương.

Phẫu thuật

Trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh sẽ được gợi ý thực hiện phẫu thuật nhằm mục đích:

  • Hỗ trợ chữa lành vết nứt
  • Thay khớp hỏng
  • Tổ chức lại phần xương bị biến dạng
  • Giảm áp lực lên dây thần kinh

5. Dự phòng bệnh paget xương

Phòng ngừa bệnh paget xương

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nên không có biện pháp phòng bệnh triệt để. Các biện pháp dự phòng chỉ tập trung vào việc làm chậm diễn biến của bệnh, giảm biến chứng nặng và nhanh chóng hồi phục.

Các biện pháp có thể thực hiện:

Ngăn ngừa té ngã:

  • Hạn chế hoạt đông thể lực mạnh
  • Sử dụng nạng, cây gậy hoặc khung tập đi
  • Loại bỏ nguy cơ trơn trượt như dùng thảm, lắp thêm tay vịn ở những vị trí như nhà tắm, cầu thang…

Luyện tập thể dục thường xuyên: Nên tập các môn nhẹ nhàng, ít va chạm mạnh, luyện tập thường xuyên mỗi ngày ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống bao gồm cấp đầy đủ canxi và vitamin D, trong đó tạo điều kiện cho sự hấp thu canxi. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đang được điều trị bằng thuốc chống loãng xương.

Sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần như canxi, vitamin D, MK7, chondroitin sulfat.… giúp tăng tái tạo xương, tái tạo mô sụn.

Paget xương